Cách trồng bí ngô trong chậu, quả ra ăn quanh năm không hết

Cách trồng bí ngô trong chậu, quả ra ăn quanh năm không hết

Cây bí ngô hay có tên gọi khác là bí đỏ thuộc họ nhà bí. Trong số các loại rau quả, bí đỏ đứng đầu về hàm lượng sắt, giàu vitamin, muối khoáng cũng như các axit hữu cơ.

Bí đỏ có chứa các axit ascorbin giúp tránh cảm, vitamin nhóm B giúp chống lại mệt mỏi, cáu giận, mất ngủ và cung cấp dưỡng chất nuôi tóc, móng chân, tay.

Loại rau này có thể cho thu hoạch hoa, lá và quả, thậm chí đọn non cũng được dùng chế biến làm rau ăn. Trước những lợi ích của bí ngô, bạn có thể cân nhắc việc trồng loại rau này ngay trong vườn nhà. 

Nếu không có sân vườn rộng lớn, hãy thử trồng bí ngô trong chậu để tiết kiệm không gian lại có rau củ sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm cho gia đình.

1. Cách trồng bí ngô

Hạt giống và điều kiện phát triển

Bạn có thể trồng bí ngô từ hạt giống hoặc cây con về trồng tại sân thượng ngôi nhà. Bí ngô thích hợp trồng và phát triển trong điều kiện khí hậu ổn định, từ khoảng tháng 4 đến cuối tháng 5 với nhiệt độ trên 20 độ C. 

Tuy nhiên với khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới như Việt Nam, bí ngô có thể trồng quanh năm.

Chậu trồng

Nên lựa chọn chậu trồng có kích thước khoảng trên 35cm, đối với giống bí ngô cỡ nhỏ. Đối với các giống bí ngô cỡ lớn, chậu càng lớn càng tốt. Nên chọn chậu có kích thước khoảng 55cm đến 100cm với độ sâu 50cm đến 60cm, miệng rộng. Hãy đảm bảo các chậu trồng này có khả năng thoát nước tốt.

Đất trồng

Ở vùng khí hậu lạnh, bí ngô phát triển tốt nhất trong đất nung. Hỗn hợp bầu đất phải có độ thoát nước, độ ẩm ổn định và hàm lượng mùn cao. 

Ngoài ra, trồng bí ngô đòi hỏi đất trồng chứa nhiều phân ủ hoặc phân chuồng. Tại thời điểm trồng, nên bón thêm nhiều hàm lượng hữu cơ vào đất. Cần đảm bảo độ pH lý tưởng của đất vào khoảng 6 – 7,2.

Cách trồng

Đặt chậu bí ngô ở nơi chứa nhiều nắng, cho cây “tắm nắng” ít nhất 6h mỗi ngày. Bóng râm sẽ làm hạn chế sự tăng trưởng của bí ngô, dễ khiến sâu bệnh và nấm mốc tấn công.

2. Chăm sóc bí ngô

Tưới nước

Giống như bầu hay dưa, bí ngô cần nhiều nước để giữ đất ẩm. Vì vậy, hãy tưới nước thường xuyên để cung cấp nước cho cây trồng. Tuy nhiên chỉ nên tưới quanh gốc, tránh làm ướt tán lá cây.

Cách trồng bí ngô trong chậu, quả ra ăn quanh năm không hết ảnh 2

Làm giàn leo

Bạn nên xây dựng một giàn lưới cao để hỗ trợ cành nhánh bí ngô leo. Một giàn leo chữ A sẽ thích hợp, giúp bí ngô tránh bệnh tật.

Phân bón và phòng chống sâu bệnh

Làm mùn, phủ rơm cho chậu cây bí ngô khi cây con cao được vài cm. Cách làm này sẽ làm giảm lượng nước bốc hơi, giữ lại độ ẩm cho cây trồng.

Cây bí ngô đòi hỏi nhiều phân bón để đẩy nhanh quá trình thụ phấn. Hãy đảm bảo đất trồng màu mỡ, giàu dinh dưỡng để cây cho trái to và chắc. 

Nên sử dụng phân bón nitơ công thức 10-10-10 trong giai đoạn đầu tăng trưởng. Sau đó giảm dần và chuyển sang phân bón nitơ thấp nhưng giàu kali và phốt pho theo công thức 5-15-15 khi cây đã phát triển và bắt đầu ra hoa.

Cây bí ngô dễ mắc bệnh phấn trắng. Ngoài ra còn các loại rệp, bọ chét và giun. Có thể bắt bằng tay hoặc phun dung dịch trừ sâu tự chế.

Thu hoạch

Sau khoảng 90-120 ngày, cây bí ngô đã có thể thu hoạch. Không chỉ bí ngô đỏ mà trái chưa chín cũng có thể cho thu hoạch để chế biến món ăn.

Để kiểm tra bí ngô đã có thể thu hoạch được chưa, hãy kiểm tra bằng cách vỗ vào bề mặt trái. Nếu thấy vỏ cứng và tiếng kêu rỗng tức là trái đã chín. Khi hái, nên cắt tỉa cành cẩn thận, giữ lại cành thân dài khoảng 10cm để cây tiếp tục phát triển.

Theo eva.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ