Việc tính ngày rụng trứng sẽ chính xác, chuẩn hơn với các chị em có chu kỳ ổn định, đều ở các tháng với nhau. Ngày tới kỳ “đèn đỏ” ở mỗi người khác nhau hoàn toàn và sẽ kéo dài từ 3 - 7 ngày.
Khi tới ngày, chị em thường có những triệu chứng như đau lưng, đau bụng, ngực căng tức, mệt mỏi, nổi mụn. dễ cáu gắt, thèm ăn…
Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt là sự lặp lại, tiếp diễn theo một vòng tuần hoàn tính từ ngày đầu tiên bị “đèn đỏ” tháng này sang ngày bị “đèn đỏ” ở tháng tiếp theo ở mỗi chị em.
Chu kỳ kinh sẽ có ở những chị em ở tuổi dậy thì và tiền mãn kinh. Kinh nguyệt sẽ có từ 3 - 5 ngày hoặc 7 ngày/tháng (tùy cơ địa từng người).
Tùy theo thể trạng, cơ địa ở từng người nên chu kỳ kinh sẽ khác nhau, có người có chu kỳ ngắn chưa đến 28 ngày, có người có chu kỳ dài. Kinh nguyệt có thể tới sớm, trễ hoặc không có do tác động từ các hormone trong cơ thể, do thói quen sinh hoạt không khoa học hợp lý.
Việc chu kỳ kinh chênh lệch quá lớn hoặc có tháng không có hiện tượng “đèn đỏ” thì chị em nên đi khám, vì đây cũng là dấu hiệu báo động bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe, nó ảnh hưởng nhiều tới việc sinh sản sau này.
Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày?
Muốn biết chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ có đều, ổn định hay không, chị em cần quan sát trong vòng ít nhất 3 tháng trở lên. Chu kỳ này sẽ được tính vào ngày ra máu đầu tiên tháng này đến ngày ra máu đầu tiên tháng tiếp theo.
Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày? Thông thường chu kỳ kinh sẽ kéo dài từ 28 - 30 ngày, một số chị em có chu kỳ dài hơn sẽ từ 40 - 45 ngày.
Thời gian xuất hiện kinh nguyệt vào tháng tiếp theo đúng vào ngày tháng trước “đèn đỏ” hoặc trước sau ngày đó trong khoảng 1 tuần thì bạn có chu kỳ kinh ổn định. Nhưng nếu kinh nguyệt không đều, ngày hành kinh đến trước nửa tháng hoặc muộn nửa tháng, tháng sau đó không có kinh tức bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt.
Chu kỳ hành kinh thường từ 28 - 30 ngày. (Ảnh minh họa).
Có nhiều trường hợp 1 tháng bị 2 lần “đèn đỏ”, chu kỳ kinh nguyệt 15 ngày. Đây là trường hợp chu kỳ ngắn không tốt và ở mức an toàn cho chị em. Nếu một tháng bị tới 2 lần và xảy ra liên tiếp trong vài tháng thì chị em nên đi kiểm tra sức khỏe. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường, ổn định nhất sẽ trong khoảng 28 - 30 ngày.
Chu kỳ của kinh nguyệt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các chị em, vì vậy các chị em nên để ý tới kinh nguyệt của mình. Căn cứ vào kỳ kinh nguyệt chị em có thể lên kế hoạch có em bé theo ý muốn, hoặc có thể tránh thai an toàn không cần dùng thuốc mà vẫn hiệu quả.
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt
Dựa vào ngày “đèn đỏ” mà chu kỳ hành kinh được chia làm 3 thời điểm khác nhau. Dựa vào 3 thời điểm này, chị em có thể dễ dàng tính được thời gian nào an toàn và không an toàn để có tránh thai hoặc thụ thai theo ý muốn.
Thời điểm an toàn tương đối:
Thời điểm này được tính từ ngày bắt đầu có kinh đến ngày thứ 9 của chu kỳ hành kinh.
Đang trong chu kỳ kinh nguyệt có thai không? Ở thời điểm đang bị “đèn đỏ” thì khả năng mang thai ở phụ nữ vẫn diễn ra. Vì đây là thời điểm trứng sắp rụng, tinh trùng của nam lại có thời gian sống trong cơ thể phụ nữ từ 2 đến 3 ngày.
Nếu trứng rụng sớm, vào thời điểm lượng tinh trùng vẫn còn sống thì khả năng thụ thai vẫn có thể xảy ra.
Muốn tránh thai thì không nên quan hệ ở thời điểm này, vì khả năng thụ thai vẫn có. Vì vậy, chị em cần lưu ý, cân nhắc để không có thai ngoài ý muốn hoặc sử dụng phương pháp tránh thai khác an toàn, hiệu quả nhất.
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt dễ nhất. (Ảnh minh họa).
Thời điểm nguy hiểm, dễ có thai nhất
Ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày giữa chu kỳ kinh, khoảng từ ngày 13 - 17. Bạn chỉ cần lấy ngày hết “đèn đỏ” cộng với 5 ngày nữa sẽ ra ngày rụng trứng.
Đây là thời điểm vàng để những cặp đôi muốn có con có thể thụ thai. Tỷ lệ thụ thai thành công ở thời điểm này là trên 90%. Nhưng nếu với chị em nào không muốn có thai, đang kế hoạch thì tuyệt đối không nên quan hệ vào thời gian này, hoặc phải dùng biện pháp phòng tránh nếu không bạn sẽ phải đối mặt với việc có em bé.
Thời điểm an toàn nhất
Thời điểm này được tính từ ngày 20 của chu kỳ hành kinh đến ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt tháng tiếp theo.
Đây là thời điểm chu kỳ kinh nguyệt an toàn, khả năng có thai rất thấp vì trứng mới rụng và đang trong quá trình phân hủy. Vì vậy bạn có thể yên tâm quan hệ, nhưng để đảm bảo an toàn vẫn nên sử dụng biện pháp tránh thai khác vì vẫn có những trường hợp ngoại lệ mang thai do trứng đôi rụng nhưng không cùng 1 thời điểm và chưa phân hủy.
Với các chị em có chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày thì thời gian “đèn đỏ” sẽ là 3 - 5 ngày. Khoảng thời gian an toàn nhất để quan hệ sẽ rơi vào ngày 20 - 30 và khoảng thời gian an toàn ở mức tương đối là ngày thứ 1 đến ngày 12. Từ 13 - đến ngày 16 sẽ là thời điểm nguy hiểm, dễ dính bầu nhất nếu quan hệ trong những ngày này.
Chu kỳ kinh nguyệt không đều có tính được ngày an toàn không?
Với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt 35 - 40 ngày hoặc chu kỳ kinh nguyệt dài hơn thì còn phải dựa vào việc chu kỳ kinh có ổn định, đều và chuẩn ngày ở các tháng với nhau không.
Việc chu kỳ kinh giữa các tháng kéo dài, lại chênh lệch nhau hay tháng có tháng không thì rất khó tính được và mức độ chuẩn xác thấp, có chỉ ở mức tương đối 50/50.
Kinh nguyệt không đều rất khó tính ngày dễ thụ thai và tránh thai tốt nhất. (Ảnh minh họa).
Kinh nguyệt không đều là tình trạng rối loạn kinh nguyệt mà nhiều chị em gặp phải hiện nay. Để căn, tính được ngày dễ thụ thai hoặc tránh thai thì chị em có thể tham khảo cách tính dưới đây. Lưu ý, cách tính này chỉ mang tính chất tương đối.
Chu kỳ kinh nguyệt 35 - 40 ngày thì thời điểm không an toàn là ngày 16 = 11 + 5 ( ngày 11 là ngày kết thúc kinh nguyệt, cộng thêm 5 ngày nữa sẽ ra kết quả ngày rụng trứng, quan hệ không an toàn, ngày 16 là ngày không an toàn).
Sau khi biết được chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày chị em có thể dựa vào bảng dưới đây để được thời điểm an toàn, không an toàn và an toàn tuyệt đối để chủ động phòng tránh hoặc thụ thai:
Từ đó chị em có thể dựa theo công thức này để tính ngày dễ thụ thai, thời điểm an toàn, an toàn tương đối. Nhưng để tính chính xác, chuẩn rất tính rất khó. Vì vậy chị em khó có thể tránh thai hay thụ thai theo ý mình muốn được.
Nguyên nhân gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều
Nhiều chị em đột nhiên thấy kinh nguyệt không đều, mất kinh nguyệt mà không biết nguyên dân, lý do gì dẫn đến việc hoang mang, gây tâm lý.
Kinh nguyệt không đều đến từ 3 nguyên nhân là do thay đổi thói quen sinh hoạt và mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, tác dụng phụ của thuốc.
Mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể: Estrogen và progesterone có chức năng điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt, thế nhưng 1 trong 3 cơ quan là vùng dưới đồi, buồng trứng và tuyến yên có vấn đề thì kinh nguyệt sẽ bị ảnh hưởng. Từ đó gây nên tình trạng hành kinh không đều, có tháng không có kinh.
Sử dụng các chất kích thích là nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều. (Ảnh minh họa).
Thay đổi thói quen sinh hoạt: Thường xuyên thức khuya, sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, nước có ga, làm việc quá sức, thường xuyên bỏ bữa, stress… cũng làm kinh nguyệt đến sớm hoặc muộn nửa tháng.
Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh, giảm đau trong thời gian dài sẽ gây ra các tác dụng phụ cho chị em như mất kinh, chậm kinh, kinh không đều.
Những nguyên nhân này ảnh hưởng trực tiếp đến kinh nguyệt của phụ nữ. Muốn có một chu kỳ kinh nguyệt và thụ thai dễ, các chị em nên tập thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh.
Bởi với phụ nữ, không có khả năng có thai sẽ là một điều cực kỳ khủng khiếp. Những thói quen tưởng chừng như vô hại sẽ khiến khả năng mang thai của bạn suy giảm đáng kể.
Tác hại của chu kỳ kinh nguyệt không đều
Chu kỳ kinh nguyệt không đều sẽ gây ra những tác hại khó lường, nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe của chị em như sau:
Khó tính được ngày rụng trứng, thời điểm quan hệ an toàn và không an toàn.
Khó có con, vô sinh.
Gây ra các bệnh phụ khoa như: Viêm cổ tử cung, ung thư cổ tử cung, đa nang buồng trứng…
Lão hóa sớm, da xanh xao, tàn nhang, nám, mụn nhọt, già nhanh…
Thường xuyên mệt mỏi, chán nản, dễ cáu gắt...
Kinh nguyệt không đều là sẽ khó có thai, gây vô sinh. (Ảnh minh họa).
Làm thế nào để chu kỳ kinh nguyệt đều, ổn định?
Chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ rất quan trọng, nó ảnh hưởng và quyết định tới việc sinh sản của chị em. Kinh nguyệt không đều, không có kinh nguyệt sẽ ảnh hưởng rất nhiều, khiến chị em khó có thai, khả năng thụ thai thấp. Nếu chị em đang bị rối loạn kinh nguyệt và muốn duy trì kỳ kinh nguyệt bình thường, đều có thể tham khảo những cách sau:
- Không thức đêm, ăn uống khoa học, kiêng những chất kích thích, đồ uống có ga, nhiều dầu mỡ.
- Vệ sinh vùng kín thường xuyên, sạch sẽ.
- Không lạm dụng thuốc giảm đau, tránh thai, kháng sinh và các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ.
- Khám phụ khoa định kỳ, khi có các dấu hiệu của bệnh phụ khoa phải điều trị ngay.
- Không thấy kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, cách xa nhau quá xa nên đi khám và làm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Đi bộ, tập gym, yoga mỗi ngày.
- Thư giãn bằng việc massage, đọc sách, không lo nghĩ quá nhiều, luôn giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ.