Cách thức tích cực khi chấm đề Văn mở

Cách thức tích cực khi chấm đề Văn mở

GD&TĐ - Đề ván nói về một câu chuyện hết sức cảm động, đáng khâm phục của một tấm lòng nhân ái cao cả, đặc biệt là trong hoàn cảnh xã hội còn nhiều điều đáng phàn nàn về sự thờ ơ, vô cảm của không ít người trong đời sống, thì đó là một vấn đề nghị luận mang ý nghĩa tích cực, có tính thời sự và tính nhân văn cao.

 
Các giám khảo sẽ có những cách thức tích cực nhất trong khi chấm câu 2 (NLXH). Thí sinh sẽ không băn khoăn về những bài viết của mình, đặc biệt là các bài làm sáng tạo hoặc bộc lộ những quan điểm khác biệt. Khác biệt ở đây khác với khái niệm suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực - Thầy Phạm Gia Mạnh – Giáo viên Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội

Trong phần “đáp án”, có ý nhắc nhở giám khảo: “Không cho điểm những bài làm có suy nghĩ lệch lạc tiêu cực”.  Theo tôi, gợi ý đó không hề mâu thuẫn với tinh thần của một đề NLXH có tính chất mở, cũng không hạn chế sức sáng tạo của thí sinh cũng như những quan điểm cá nhân của người viết.

Tuy nhiên, dù đề mở đến đâu – đặc biệt là vấn đề cụ thể đang bàn đến ở đây, khó có thí sinh nào đó không  cảm phục và trân trọng hành động cao đẹp của em Nam.

Tuy nhiên, thí sinh có thể bổ sung những quan niệm cần thiết: giá như cứu người mà vẫn bình an, nhưng đó là mong ước của những người không ở trong hoàn cảnh cụ thể ấy, hoặc những người không còn ở lứa tuổi ấy. Bởi vậy, sự nhắc nhở trong hướng dẫn là cần thiết.

Hơn nữa, như điểm lưu ý trong phần đầu: Giám khảo cần linh hoạt trong khi chấm bài, và ở bất cứ Hội đồng chấm thi nào cũng có thảo luận để đi đến thống nhất cho phù hợp với thực tế bài làm của thí sinh và những suy nghĩ của học sinh về một vấn đề thời sự như đã biết, mà chính các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy sẽ nắm bắt cụ thể hơn ai hết.

Bởi vậy, các giám khảo sẽ có những cách thức tích cực nhất trong khi chấm câu 2 (NLXH), thí sinh sẽ không băn khoăn về những bài viết của mình, đặc biệt là các bài làm sáng tạo hoặc bộc lộ những quan điểm khác biệt. (Khác biệt ở đây khác với khái niệm suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực).

Cuối cùng, theo tôi, có thể chặt chẽ hơn khi ra loại đề này, tránh một vụ việc cụ thể, mà chú ý nhiều hơn đến tinh thần của một hiện tượng đời sống mang ý nghĩa tích cực, như thế, định hướng bài làm sẽ dễ cho thí sinh hơn.
 

Phạm Gia Mạnh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.