Cách nói chuyện khi nghi ngờ con thiếu trung thực

GD&TĐ - Một người mẹ biết chắc con gái 13 tuổi của mình lấy tiền trong ví mẹ nhưng không có bằng chứng rõ ràng. Cô rất lo lắng, mong muốn tìm cách tế nhị nhất để nói chuyện với con về vấn đề này.

Cách nói chuyện khi nghi ngờ con thiếu trung thực
 Thạc sĩ Trần Thị Ái Liên

Theo chuyên gia tư vấn Trần Thị Ái Liên, đây là câu chuyện về một trong những tình huống khó trong việc nuôi dạy con cái. Nếu không đủ bình tĩnh và tế nhị, bạn không những không giúp con sửa sai mà còn làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn vì một khi trẻ đã biết “trộm tiền” và “tiêu tiền” thì vấn đề đã không còn đơn giản.

Nguyên tắc số 1 để giải quyết vấn đề này là tránh ám chỉ, tuyệt đối không được nói gì với bé về chuyện này vì không có bằng chứng.

Trong tình huống bạn có bằng chứng về việc con trộm tiền của mình thì việc nói với bé chỉ làm bé xấu hổ và dần dần sẽ cảm thấy thiếu tự tin

Cơ bản là bạn hãy dùng tình cảm để tác động đến những suy nghĩ hợp lứa tuổi của con. Hãy than thở với bé rằng: "Mẹ bị mất tiền, mẹ buồn quá. Gần đây gia đình mình khó khăn mà còn mất tiền, vậy thì chúng ta sẽ mất một khoản chi tiêu rồi". 

Câu nói này không chỉ vào ai, chỉ là than thở, có thể sẽ làm bé cảm thấy ân hận nhưng không mất mặt. Nó giúp cho bé không muốn lặp lại hành động này lần sau vì khiến mẹ buồn.

Cha mẹ hãy suy nghĩ theo hướng tích cực: Đa số người ta thường tốt nhiều hơn xấu, nhưng không có ai hoàn toàn tốt hoặc xấu. Đặc biệt, trẻ em thường có ý thức vươn lên để xứng đáng với niềm tin của người thân, hoặc gục ngã vì sự nghi ngờ/khinh khi của người thân. Hãy có niềm tin tốt đẹp ở con mình và chứng tỏ cho bé thấy điều đó để bé vươn lên sống xứng đáng với niềm tin đó.

Đồng thời hãy thấu hiểu nhu cầu của con, đa số mọi người đều không thích hại người khác trừ khi họ có nhu cầu cấp bách. Trẻ em nói dối có thể vì sợ bị phạt, ăn cắp tiền vì có nhu cầu tiêu tiền. Hãy tìm cách cho bé kiếm tiền bằng cách tạo công việc trả tiền hoặc cho tiền, hoặc tạo mục tiêu hướng đến rồi thưởng tiền ...

Cha mẹ và người thân hãy giúp bé trở nên mạnh mẽ hơn. Có thể trao cho bé trách nhiệm giữ tiền. Hãy nói với bé: "Mẹ có tính hay quên, vì vậy thường xuyên bị mất tiền. Con giữ tiền dùm mẹ nhé. Mẹ sẽ trả công cho con làm kế toán cho mẹ…".

Làm sao để bé đã mắc lỗi trộm tiền trong ví mẹ không lặp lại lỗi này là việc làm tương đối khó với cha mẹ. Vì khi gặp tình huống này đa số cha mẹ nóng giận, khó kiểm soát tâm lý bực bội. Tuy vậy, nếu bạn bình tĩnh và áp dụng cách xử lý mềm dẻo, trên tinh thần thấu hiểu và cảm thông, bạn sẽ nhận được kết quả như ý.

Trong thâm tâm một đứa trẻ đã mắc lỗi hoàn toàn có thể hiểu mẹ cũng nghi ngờ vì bé đã từng lấy trộm tiền, dù mẹ biết nhưng đã không nặng lời trách mắng. 

Cách nói nhẹ nhàng và tình cảm của mẹ sẽ làm xóa đi sự lo lắng trong lòng bé vì mẹ nói mất tiền là vì thói quen xấu của mẹ chứ không phải bé ăn cắp.

Khi được mẹ giao trách nhiệm và công việc “kiếm tiền chính đáng” sẽ làm tăng động lực, sự tự tin, hướng thiện và có trách nhiệm với những đồng tiền mình sử dụng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Ứng xử nơi tôn nghiêm

GD&TĐ - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam vừa mới khai trương đã thu hút sự chú ý của nhiều người.