Cách nhận biết, điều trị và phòng bệnh sởi ở trẻ em

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây nên và phổ biến ở trẻ em. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường gặp nhất là vào mùa Xuân. Tuy không gây nguy hiểm nhưng rất dễ có biến chứng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Cách nhận biết, điều trị và phòng bệnh sởi ở trẻ em

Sởi là bệnh nhiễm virus cấp tính và thường hay gặp ở trẻ em. Bệnh lây truyền rất mạnh, xảy ra quanh năm, cao nhất vào mùa xuân và có khắp mọi nơi trên thế giới. Bệnh hay gây thành dịch, chu kỳ 3-4 năm 1 lần.

Theo thống kê của WHO, hàng năm toàn thế giới có khoảng 50 triệu trẻ bị sởi, trong đó ước tính khoảng 722.000 trẻ < 5 tuổi tử vong do các biến chứng từ sởi và 40% tử vong do suy dinh dưỡng.

Cach nhan biet, dieu tri va phong benh soi o tre em - Anh 1

Bệnh sởi thường xảy ra ở trẻ em lớn hơn 6 tháng tuổi.

Sởi là một bệnh lý rất dễ lây lan và bùng phát trong cộng đồng rất nhanh, bệnh có thể diễn biến thành dịch với con đường lây như sau:

-Lây qua đường hô hấp: tiếp xúc với dịch tiết, dịch mũi, hầu, họng, nước bọt. Đặc biệt trong giai đoạn đầu, khi bệnh nhân có dấu hiệu cảm, ho, sốt, dịch tiết nhiều và cũng là giai đoạn người bệnh dễ lây truyền cho cộng đồng nhất.

-Lây qua vật trung gian: tiếp xúc dịch khi dùng chung khắn rửa, bàn chải, điện thoại, tay cầm cửa… có chứa dịch của người bệnh sởi.

Người đã bị bệnh sởi một lần, sau khi khỏi bệnh sẽ được miễn dịch tự nhiên suốt đời đối với bệnh này. Thuốc chủng ngừa cũng có thể tạo miễn dịch với tỷ lệ thành công đến khoảng 97% các trường hợp được chủng ngừa.

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, sởi có thể gây ra mốt số biến chứng như viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, viêm giác mạc, loét giác mạc, suy dinh dưỡng… Sau đây là cách nhận biết và điều trị sởi ở trẻ em.

Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh sởi

1. Giai đoạn ủ bệnh

Kéo dài 10-12 ngày. Chưa có triệu chứng đặc hiệu, có thể có sốt nhẹ và dấu hiệu về đường hô hấp không rõ ràng.

2. Giai đoạn xâm nhập

Kéo dài 3-4 ngày, sốt cao 39-40 độ C, dần dần các dấu hiệu lâm sàng rõ ràng hơn như xuất tiết ở mũi - mắt. Xuất hiện dấu nội ban - đó là hạt Koplik (những hạt nhỏ bằng hạt cát màu trắng, xung quanh có viền đỏ ở phần hầu họng, má trong) hoặc có tổn thương niêm mạc ở âm hộ rất có giá trị để chẩn đoán.

Phối hợp với những dấu hiệu không thường xuyên: Hạch lớn, ban thoáng qua, chán ăn, buồn nôn.

Cach nhan biet, dieu tri va phong benh soi o tre em - Anh 2

Hạt Koplik là một trong những dấu hiệu để chẩn đoán xác định bệnh sởi.

3. Giai đoạn phát ban

Xuất hiện sau nhiễm trùng khoảng 14 ngày. Ban dạng dát sẩn xuất hiện từ đầu đến chân. Từ lúc ban xuất hiện cho đến khi ban bay kéo dài từ 5-6 ngày.

4.Giai đoạn tróc vảy da

Khi ban sởi bay, trên da bong vảy và để lai những nốt thâm đen không đồng đều, có hình ảnh giống da báo. Sau 7 - 10 ngày da trở lai bình thường.

Điều trị bệnh sởi như thế nào?

Điều trị sởi bao gồm chăm sóc và thuốc uống:

- Trẻ bệnh cần nằm nghỉ ở nơi thoáng mát. Vệ sinh thân thể, nhưng phải đặc biệt chú ý đến 3 cơ quan mắt, mũi và miệng. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bù dịch và điện giải bằng cách uống nhiều nước, uống orezol, bổ sung nước hoa quả hay vitamin C để tăng cường sức đề kháng.

- Cho trẻ uống vitamin A theo chỉ dẫn của bác sĩ. Hạ sốt cho trẻ. Nếu trẻ buồn nôn hoặc nôn thì dùng chống nôn. Điều trị kháng sinh khi trẻ có biến chứng.

Cach nhan biet, dieu tri va phong benh soi o tre em - Anh 3

Cho trẻ uống vitamin A để điều trị bệnh sởi.

Phòng bệnh sởi như thế nào là hợp lý?

- Luôn vệ sinh tay chân sạch sẽ, tránh tiếp xúc chỗ đông người vào mùa dịch, cách ly với người bệnh…

- Hiện nay tại các cơ sở y tế đã có vaccine phòng sởi, các bà mẹ nên tiêm cho trẻ nhỏ theo quy định của bộ y tế. Tiêm vaccine sởi là cách tốt nhất và duy nhất để phòng bệnh hiệu quả.

Cach nhan biet, dieu tri va phong benh soi o tre em - Anh 4

Tiêm vaccine sởi là cách tốt nhất và duy nhất để phòng bệnh hiệu quả.

Theo KH&PT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ