Cách nào giúp trẻ thoát tự ti

Sự tự ti rất bất lợi đối với sự trưởng thành của trẻ. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, bố mẹ cần nhận ra những biểu hiện tự ti ở bé để sớm khắc phục và điều chỉnh, nhằm giúp con phát triển tốt hơn.

Cách nào giúp trẻ thoát tự ti

Bắt mạch tâm lý

Tâm trạng đi xuống: Nếu phát hiện bé thường xuyên vô cớ trầm uất không vui, tâm trạng có chiều hướng đi xuống thì bạn hãy cẩn thận, vì đây là dấu hiệu của tâm lý tự ti.

Mong được biểu dương: Tự ti chính là cảm thấy bản thân “thấp hơn người một bậc”. Vì vậy, trẻ càng mong muốn được người lớn và thầy cô biểu dương. Hơn nữa, trẻ còn có thể dùng những cách không thành thực như nói dối, giả tạo…, để được mọi người và bản thân thừa nhận giá trị của mình.

Trốn tránh cạnh tranh: Không ít bé tự ti vẫn khao khát được thể hiện trong các kỳ thi hay cuộc chơi, nhưng tất cả đều thiếu đi lòng tự tin cần thiết đối với năng lực bản thân. Do đó, trẻ luôn đoán định rằng mình sẽ không thể nào chiến thắng.

Vì vậy, đa số trẻ tự ti đều hết sức tránh tham gia các hoạt động có sự cạnh tranh. Nếu được người khác động viên, có thể bé sẽ miễn cưỡng tham gia, nhưng thường rút lui khi chính thức bắt đầu “vào cuộc”.

tre-tu-ti-blogtamsuvn (2)

Khả năng biểu đạt ngôn ngữ kém: Theo thống kê, 80% trẻ tự ti có năng lực biểu đạt ngôn ngữ rất kém. Bé thường nói lắp hoặc cách diễn đạt không nhất quán, thiếu tình cảm hoặc vốn từ nghèo nàn. Các nhà tâm lý cho rằng, đây là do cảm giác tự ti mạnh mẽ cản trở hoạt động bình thường của hệ thống ngôn ngữ trong bộ não.

Khó chấp nhận bệnh tật hay khó khăn: Đại đa số trẻ tự ti không thể chấp nhận áp lực do các nhân tố tiêu cực mang lại. Mỗi khi gặp phải thất bại hay bệnh tật, dù chỉ là nhỏ nhặt thì trẻ cũng có cảm giác “đau không muốn sống” nữa.

Đôi lúc, trẻ còn cảm thấy khó chịu bởi những nhân tố bên ngoài như chuyển chỗ ở, người thân qua đời hay bố mẹ bị bệnh v.v…

Chê bai, đố kỵ người khác: Phản ứng thường thấy ở trẻ tự ti là việc hay chê bai, đố kỵ người khác. Chẳng hạn, bạn học cùng bàn được thầy cô khen ngợi sẽ khiến trẻ bực tức, thậm chí đêm về mất ngủ.

Theo các nhà tâm lý, đây là cách trẻ phát tiết tâm trạng để giảm bớt cảm giác tự ti của bản thân. Tuy nhiên, càng cố làm như vậy lại càng đem đến tác dụng bất lợi cho trẻ.

tre-tu-ti-blogtamsuvn (3)

Buông thả bản thân: Hầu hết, trẻ tự tin luôn biểu hiện thái độ tự buông thả, không muốn cầu tiến vì cho rằng, sự cố gắng của bản thân cũng vô ích.

Ngoài ra, trẻ còn biểu hiện hành vi tự “ngược đãi”, như cố ý gây rối, đêm khuya ra ngoài một mình, từ chối uống thuốc khi có bệnh v.v… Nếu bị trách mắng, trẻ sẽ ngụy biện bằng ý nghĩ “đằng nào mình cũng thấp hơn người khác một bậc”.

Sợ xấu hổ: Ở trẻ nhỏ, nhất là các bé gái, nếu có chút sợ xấu hổ cũng là bình thường. Nhưng nếu mức độ quá cao (không dám ca hát trước mặt các bạn, không muốn lộ diện ra bên ngoài, không dám tiếp xúc người lạ…) thì khả năng, nội tâm trẻ đang chất chứa tâm trạng tự tin mãnh liệt.

Cự tuyệt kết giao bạn bè: Thông thường, những trẻ bình thường đều thích kết giao với bạn cùng tuổi và rất xem trọng tình bạn này. Tuy nhiên, đa số trẻ mang tâm lý tự ti lại cảm thấy “sợ hãi” với việc kết bạn.

Khó tập trung chú ý: Trẻ có tâm lý tự ti quá mạnh luôn khó tập trung sự chú ý vào việc học hoặc cả khi tham gia trò chơi. Nếu có thể, thì cũng chỉ tập trung được một thời gian ngắn mà thôi.

Tạo lòng tự tin cho trẻ

Bồi dưỡng tri thức và mở mang tầm nhìn: Trong một nhóm trẻ đang nói chuyện với nhau, thì sẽ có bé thao thao bất tuyệt, có bé lại chỉ ngồi yên lắng nghe mà không hề phát biểu.

Có sự khác biệt lớn như vậy giữa các bé, chủ yếu là do mặt tri thức khác nhau. Với những trẻ ít hiểu biết thì rất dễ nảy sinh tâm lý tự ti. Do đó, bố mẹ cần lưu ý giúp trẻ bổ sung kiến thức, mở rộng tầm nhìn và nâng cao năng lực cho trẻ.

tre-tu-ti-blogtamsuvn (4)

Phát huy sở trường và học cách “bù đắp”: Muốn “đuổi” tâm lý tự ti ở trẻ, bạn nên khéo léo phát hiện được sở trường và ưu thế của con, tạo điều kiện và cơ hội để bé phát huy mặt tích cực này.

Đồng thời, giúp trẻ học được cách đối diện với sở đoản của mình một cách lý trí và tìm kiếm những mục tiêu bù đắp khiếm khuyết thích hợp. Từ đó, có thể tạo ra động lực cầu tiến ở trẻ, biến sự tự ti thành động lực để bé phấn đấu. Điều này là then chốt để bạn giúp trẻ khắc phục tâm lý tự ti.

Xua tan “bóng tối” thất bại trong lòng: Trong cuộc sống, trẻ khó tránh gặp phải khó khăn, thất bại. Những “bóng tối” này chính là mồi lửa sinh ra lòng tự ti. Cho nên, bố mẹ cần kịp thời nhận ra sự thay đổi tâm lý, đưa ra những dẫn dắt giúp trẻ xua tan mầm mống tiêu cực.

Tôn trọng lòng tự tôn của trẻ: Việc xây dựng lòng tự tôn ở trẻ là vô cùng quan trọng. Lòng tự tôn ở nhiều bé rất mạnh, khi làm sai chuyện gì đó, bản thân sẽ bị tổn thương.

Nếu người lớn lại tỏ ra lạnh nhạt hoặc chỉ trích, thậm chí đánh đập, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến lòng tự tôn này. Do vậy, khi trẻ phạm lỗi, điều bạn cần làm là quan tâm, tha thứ và chỉ dẫn, để giúp trẻ không tái phạm.

Theo SKĐS

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.