Cách làm mì và vỏ hoành thánh rau củ, bé ăn là mê

GD&TĐ - Dưới đây công thức làm mì và vỏ hoành thánh rau củ của Khéo tay&Chia sẻ kinh nghiệm mà mẹ có thể tham khảo để không chỉ khiến mẹ vui trong quá trình chuẩn bị mà bé cũng sẽ rất thích.

Mì 3 màu được làm bằng nguyên liệu tự nhiên.
Mì 3 màu được làm bằng nguyên liệu tự nhiên.

Dụng cụ:

Chuẩn bị máy cán quay tay, máy cán tự động hoặc dùng cây lăn bột.

Công thức cụ thể khi làm món mỳ này như sau:

Rau củ được xay nhuyễn là nguyên liệu chính để làm mì và vỏ hoành thánh.
Rau củ được xay nhuyễn là nguyên liệu chính để làm  mì và vỏ hoành thánh.

Chuẩn bị nguyên liệu:

- 500g bột mì

- 180g trứng ( 3 quả trứng gà ta, bé dưới 1 tuổi chỉ bỏ lòng đỏ vào, bỏ lòng trắng đi hoặc bỏ hoàn toàn trứng cũng không sao, thay bằng nước ép rau củ hoặc rau củ trần rồi xay)

- 60ml nước ép rau củ (hoặc rau củ trần xong xay nhuyễn)

- 5g muối

- 50ml dầu ăn.

Cách làm:

Trộn đều bộn và các loại rau củ đã xay nhuyễn, ủ bột từ 30 phút đến 1 tiếng.
Trộn đều bộn và các loại rau củ đã xay nhuyễn, ủ bột từ 30 phút đến 1 tiếng. 

- Rây bột mì mịn lại trước cùng với muối, thêm trứng, dầu ăn. Tiếp đó trộn đều trong thau sạch rồi thêm nước ép rau củ.

Lưu ý: Nên thêm một cách từ từ để trộn và nhào đều tay cho đến khi ráo tay, nếu bột quá khô có thể thêm nước nhưng cũng chỉ nên thêm một chút, sau đó nhào khoảng 15-20 phút.

- Ủ bột đã trộn bằng màng bọc thực phẩm khoảng 30 phút -1 tiếng.

- Sau đó mang bột ra nhào lại 5-10 phút nữa rồi bắt đầu dùng thanh cán bột, nếu không có có cây cán bột thì dùng chai thủy tinh cũng được.

Vỏ bánh hoành thánh với màu sắc bắt mắt.
Vỏ bánh hoành thánh với màu sắc bắt mắt. 

Vừa cán vừa gập vài lần, khi cán nhớ phủ bột ngô hoặc bột năng để sợi mì không bị dính vào nhau, cán đến khi mặt bột mịn và ko dính tay nữa, đạt độ mỏng vừa ý là đc, cán xong cắt rồi phơi lên, chị em lưu ý nếu muốn cho màu sợi mì được lâu và không bị bay màu thì nên phơi gió đừng phơi nắng.

Mỳ được cắt thành sợi, phơi khô và bảo quản trong tủ lạnh cho bé ăn dần.
Mỳ được cắt thành sợi, phơi khô và bảo quản trong tủ lạnh cho bé ăn dần.
Vỏ bánh gối.
 Vỏ bánh gối.
 
 

Mì và vỏ hoành thánh làm xong phơi khô cất tủ lạnh, có thể để trong vòng vài tháng. Không chỉ đảm bảo an toàn, loại sợi mỳ này còn có vị nhạt lại không nhiều dầu mỡ, thanh thanh, cho nên các chị em thích giảm cân hay ăn chay, ăn kiêng cũng có thể làm thử.

Cùng công thức như vậy có thể cắt hình tròn để làm vỏ bánh gối, hình vuông nhỏ để làm vỏ há cảo.

Vậy là đã hoàn thành xong vỏ hoành thánh, mỳ rồi, các mẹ nội trợ có thể chế biến thành  nhiều món ăn khác nhau như hoành thánh chiên, mì hoành thánh cho các bé yêu của mình thưởng thức!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.