Cách giúp con giải tỏa áp lực thi mùa Covid-19

GD&TĐ - Mùa thi cận kề nhưng dịch Covid-19 vẫn diễn biến khó lường khiến các "sĩ tử" sốt ruột, bất an. Phải làm gì để “giải tỏa” chúng đây?

Cách giúp con giải tỏa áp lực thi mùa Covid-19
Tiến sĩ tâm lý Phan Thị Huyền Trân hay Dr. Pepper - chuyên gia trị liệu tâm lý hôn nhân và gia đình cho biết đây là thời điểm không chỉ bị áp lực từ lịch thi cận kề, mà còn có cả áp lực phải cố gắng tiếp thu bài vở qua học online, cộng thêm việc các bạn trẻ lại hạn chế ra ngoài, không được giao lưu gặp gỡ bạn bè...
Theo chuyên gia Phan Thị Huyền Trân, áp lực lớn nhất là các bạn tuổi teen là không chia sẻ cởi mở được với bố mẹ của mình. 
Tuy nhiên, những cách đơn giản dưới đây của cô Pepper dành cho các "sĩ tử" sẽ giúp bạn giải tỏa được căng thẳng, giảm stress, cân bằng được tâm lý những ngày này và có được kết quả tốt nhất trong kì thi sắp tới nhé!
Chuyên gia tâm lý Phan Thị Huyền Trân.

Chuyên gia tâm lý Phan Thị Huyền Trân.

1. Chỉ lấy niềm vui, đừng lấy áp lực từ người bên cạnh
Hãy là một teen thông thái, chỉ lấy điều đẹp thôi. Bởi vì giữa mùa Covid-19 này, ai cũng áp lực cả. Bố mẹ vừa áp lực tài chính, vừa lo cho sức khỏe gia đình, lại sợ con mình không vượt qua được kì thi sắp tới...
Người lớn đôi khi yêu con cái thái quá, lại lo lắng quá, thành ra tức giận và dồn những cảm xúc đó lên con cái.
Việc của con trẻ là đừng lấy vào, đổi lại, cứ bố mẹ cho mình một lời tức giận, mình cho lại một cái ôm hay một nụ cười, có mất chi đâu, ngược lại mình được rất nhiều.
2. Có lịch sinh hoạt chi tiết
Lý do khiến bạn cảm thấy thật bận rộn nhưng chẳng học kịp đâu vào đâu nằm ở bảng kế hoạch.
Đừng hối hả chạy nước rút nhưng không theo một lịch trình nào cả.
Bình tĩnh lại, lấy giấy bút ra, lên kế hoạch chi tiết, lập thời khoá biểu rõ ràng.
Đừng cố nhồi nhét và những phút cuối của kì thi, điều này chắc chắn sẽ mang lại căng thẳng thi cử. Bạn hãy lập thời gian biểu cho mình, sắp xếp hợp lí những công việc mình phải làm trong ngày, đừng quên thời gian thư giãn của mình nhé.
3. Nạp năng lượng cho não
Theo nghiên cứu khoa học, não bộ của con người chỉ có thể tập trung làm một việc hiệu quả trong vòng 45 phút. Ngoài ra, nếu tập trung vào điều giống nhau quá lâu sẽ khiến bạn bị giảm khả năng xử lí một cách chính xác.
Trong giai đoạn nước rút này nếu các sĩ tử cảm thấy học căng thẳng nên nghỉ ngơi thường xuyên và cố gắng ngủ đủ giấc để đầu óc được minh mẫn nhất.
Đừng uống cà phê để thức khuya, đừng ngủ trễ bởi não bộ mình sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Bổ sung đủ nước cho cơ thể, mỗi này nên uống 8 ly nước sẽ khiến bạn bớt căng thẳng, uể oải.
Thường xuyên đứng dậy vận động giữa các quãng thời gian học để máu lưu thông lên não.
Mùa hè nóng bức vốn đã chán ăn lại thêm căng thẳng, áp lực thi cử các bạn nên cố gắng duy trì những bữa ăn cung cấp đủ vitamin từ các loại rau củ quả để tinh thần sảng khoái. Cũng có thể ăn làm nhiều bữa nhỏ để không bị mệt khi học bài.
Tập thể dục 45p mỗi ngày để đủ oxy cho não; và luôn nghĩ tích cực, teen nhớ nhé.

Tiến sĩ tâm lý Phan Thị Huyền Trân hay Dr. Pepper, sinh năm 1985, sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, là cái tên nhận được nhiều quan tâm của dân mạng với những chia sẻ về triết lý trong cuộc sống, tình yêu và hôn nhân.

Tiến sĩ tâm lý Phan Thị Huyền Trân là người sáng lập ra Vương Quốc Hạnh Phúc – Ngôi trường đầu tiên dành cho Phụ nữ Việt Nam. Cô được hàng ngàn phụ nữ Việt ở mọi độ tuổi, ngành nghề tin tưởng, yêu mến bởi tư duy hiện đại, vô cùng thẳng thắn cùng lối chia sẻ "mộc", dễ hiểu và vô cùng hài hước. Những triết lý dù sâu sắc cũng được Dr Pepper chia sẻ cách gần gũi nhất để mọi phụ nữ đều cảm nhận được.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cây guitar bí ẩn.

Những cây đàn huyền bí

GD&TĐ - Trong một số trường hợp, nhạc cụ còn được cho là sở hữu sức mạnh huyền bí, mắc lời nguyền.