Cách đơn giản giúp người lớn và trẻ nhỏ đối phó biến cố trong cuộc sống

GD&TĐ - Những cảm xúc tiêu cực sẽ mang lại sự đau khổ và gánh nặng về tâm lý, vì vậy chúng cần được điều chỉnh càng sớm càng tốt.

Cảm xúc phải được bộc lộ và chúng nên được giải tỏa mà không làm tổn thương bản thân hoặc người khác. (Ảnh: ITN).
Cảm xúc phải được bộc lộ và chúng nên được giải tỏa mà không làm tổn thương bản thân hoặc người khác. (Ảnh: ITN).

Mất người thân hoặc bạn bè, thành viên gia đình đột nhiên mắc bệnh nặng, sảy thai, tàn tật, ly hôn, chuyển nhà, thất nghiệp, chuyển công tác, nghỉ hưu, trượt kỳ thi, phản bội và những biến cố khác được gọi là mất mát trong tâm lý học. Đối với con người, việc phải đối mặt với nhiều mất mát khác nhau có thể gây ra áp lực lớn.

Người lớn đối phó với mất mát

Một số người chọn cách kìm nén cảm xúc. Khi có chuyện gì đó xảy ra, họ có vẻ rất lý trí và bình tĩnh khi đối mặt với nó, nhưng họ không biết rằng những cảm xúc tiêu cực bị kìm nén đang làm tổn thương cơ thể và tâm trí.

Nếu bị kìm nén trong thời gian dài, chúng có thể bùng nổ. Do đó, cảm xúc phải được bộc lộ và chúng nên được giải tỏa mà không làm tổn thương bản thân hoặc người khác.

Những lời an ủi như “Đừng khóc” và “Đừng suy nghĩ quá nhiều” không tốt bằng “Hãy khóc nếu bạn muốn khóc”, điều này có lợi hơn cho sức khỏe thể chất và tinh thần.

Thích nghi với những thay đổi và bắt đầu một cuộc sống mới. So với những mất mát khác, điều khó khăn nhất để bắt đầu lại là cái chết của người thân và bạn bè. Kiểu đau buồn này là dữ dội nhất.

Một số người cảm thấy rằng bắt đầu một cuộc sống mới là sự phản bội đối với người thân và bạn bè đã khuất của họ. Trong bộ phim “Coco”, có một câu thoại thế này: “Cái chết không phải là kết thúc của cuộc sống, mà là sự lãng quên; vì vậy tôi sẽ luôn nhớ đến bạn”. Đối với những người còn sống, điều quan trọng hơn là tìm một vị trí cho người đã khuất trong trái tim mình.

Đau buồn là phản ứng bình thường khi mất mát. Hãy để cảm xúc tồn tại, nhưng đừng đắm chìm quá nhiều. Nếu bạn bị mắc kẹt trong cảm xúc tiêu cực trong thời gian dài và nó ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, bạn cần tìm đến tư vấn tâm lý chuyên nghiệp.

Mất đi đứa con duy nhất khi về già là nỗi đau lớn nhất trên đời. Nhiều người cao tuổi sẽ mất hy vọng và thậm chí rơi vào trầm cảm. Người cao tuổi có thể làm theo các bước trên, tự cho mình một thời gian để tang, từ từ nói lời tạm biệt với đứa con đã khuất và trở lại cuộc sống với niềm tin “con cái hy vọng cha mẹ hạnh phúc” và tiếp tục phần đời còn lại một cách có ý nghĩa.

Luôn có những lúc nỗi đau buồn sẽ bất ngờ ập đến, chẳng hạn như vào những ngày kỷ niệm đặc biệt. Hãy nhớ đây là điều bình thường. May mắn là chúng ta biết ngày cụ thể khi nó sẽ đến, vì vậy chúng ta có thể chuẩn bị trước.

Trẻ em đối phó với mất mát

2-cha-me-khong-nen.jpg
Cha mẹ không nên nghĩ rằng mất mát của con mình là không đáng kể và bỏ qua cảm xúc của con. (Ảnh: ITN).

Đối với trẻ nhỏ, nếu một món đồ chơi yêu thích bị mất, đây cũng là một hình thức mất mát. Sau khi trẻ thể hiện đầy đủ cảm xúc của mình (chẳng hạn như khóc), cha mẹ có thể sử dụng nhân cách hóa và trí tưởng tượng để tìm một điểm đến tốt cho món đồ chơi và hướng dẫn trẻ từ từ chấp nhận sự thật rằng mình không còn nhìn thấy món đồ chơi nữa.

Trẻ lớn hơn có thể tham khảo phương pháp ứng phó của người lớn, với điều kiện cha mẹ hướng dẫn trẻ. Nếu trẻ trong độ tuổi đi học chuyển trường khác, trẻ sẽ mất đi tình bạn và môi trường quen thuộc. Khi trẻ đến trường mới, đặc biệt là khi chuyển lớp mới, nếu trẻ thấy khó hòa nhập vào nhóm bạn học nhỏ ban đầu, sẽ gây ra tác động tâm lý, một số trẻ sẽ không muốn đến trường.

Do đó, trước khi chuyển trường, ngoài việc giúp trẻ đối phó với mất mát đơn giản, cha mẹ cũng nên giúp trẻ rèn luyện khả năng thích nghi, mô phỏng các yếu tố bất lợi khác nhau mà trẻ lo lắng, sau đó hướng dẫn trẻ ứng phó hợp lý.

Việc “diễn tập” như vậy sẽ khiến trẻ cảm thấy thoải mái, và khi tình hình thực tế ở trường không tệ như tưởng tượng, trẻ sẽ nhanh chóng thích nghi với môi trường mới.

Cha mẹ không nên nghĩ rằng mất mát của con mình là không đáng kể và bỏ qua cảm xúc của con. Ví dụ, nếu trẻ không muốn đến trường vì không quen với ngôi trường mới, cha mẹ nên cố gắng đồng cảm với trẻ và giúp trẻ tốt nhất có thể.

Ngoài ra, nếu một người thân qua đời và gia đình trở nên hỗn loạn, trẻ có thể sợ hãi và bất lực, cha mẹ nên sẵn sàng đồng hành cùng trẻ. Nếu không, tác động lên trẻ sẽ kéo dài khiến trẻ khổ sở cả thể chất lẫn tinh thần.

Theo psy.china.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Chuyện cũ phát tác

GD&TĐ - Đúng vào dịp nửa năm của nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ thứ hai, ông Donald Trump lại phải trực diện một chuyện cũ vừa đau đầu, vừa khó xử.