Bệnh chốc mép hay lở mép là tình trạng xảy ra khi mà một hoặc hai bên mép miệng bị bong tróc da, viêm lên và bị đau. Tình trạng bệnh có thể kéo dài vài ngày thậm chí vài tuần, bệnh chốc mép có thể xảy ra ở mọi độ tuổi.
Ngoài ra, đây là căn bệnh phổ biến thường hay gặp trong mùa lạnh, người bệnh không chú ý đến sức khỏe rất dễ mắc phải.
Nguyên nhân gây bệnh chốc mép
- Do Virus Herpes xuất hiện ở mọi nơi, nhất là khi cơ thể của bạn đang bị suy yếu do cúm, ốm, ...
- Cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất và vitamin trong mùa lạnh, đặc biệt là nhóm vitamin B.
- Do cơ thể thiếu nước khi mà lượng nước bổ sung hàng ngày ít
- Khi môi, mép miệng bị khô, bạn thường liếm vào để bớt khô. Tuy nhiên hành động này vô tình khiến vi khuẩn có thể phát triển mạnh hơn.
Dấu hiệu bệnh chốc mép
- Có mụn nước xuất hiện trên da khu vực mép miệng, mũi hoặc da mặt.
- Mép miệng bị sưng đỏ, thậm chí có chảy máu.
- Xuất hiện vảy trên da khu vực mép miệng khiến môi khô và nứt nẻ
- Cảm giác nóng rát ở môi, miệng, gây cảm giác khó khăn trong chuyện ăn uống
- Nếu không điều trị dứt điểm, bệnh phát triển nặng hơn sang thể ecthyma.
- Thể ecthyma xuất hiện các bọng nước lớn chứa nhiều dịch, gây đau rát, khi vỡ tạo thành các vết loét.
Hình ảnh bệnh chốc mép
Giai đoạn chớm bị bệnh:
Giai đoạn bệnh chuyển sang thể ecthyma:
Những cách chữa trị bệnh chốc mép
1. Cách chữa chốc mép tại nhà theo dân gian
Trong trường hợp bệnh ở thể nhẹ, vết loét chưa lan rộng và gây đau rát quá nhiều, bạn hoàn toàn có thể chữa trị tại nhà bằng những cách sau đây:
Chữa chốc mép bằng nha đam: Gel từ nha đam có tác dụng sát khuẩn và ngăn ngừa lở loét nặng nề hơn. Người bệnh chỉ cần thoa trực tiếp gel nha đam lên khu vực mắc bệnh là được.
Chữa chốc mép bằng chuối và mật ong: Mật ong có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Bạn có thể ăn hỗn hợp chuối và mật ong hoặc là bôi trên vết loét để giảm thiểu tình trạng bệnh.
Chữa chốc mép bằng tinh dầu dừa hoặc dầu olive: Nhờ khả năng sát khuẩn nhanh, giảm đau rát và làm lành vết thương giúp 2 loại dầu này được người bệnh tin dùng. Thoa dầu mỗi ngày từ 2 đến 3 lần lên khu vực bị bệnh sẽ cho kết quả khả quan.
Chữa chốc mép bằng dưa leo: Dưa leo có tính chất mát và sát khuẩn tốt, hoàn toàn có thể sử dụng để đắp trên vùng bị tổn thương.
Chữa chốc mép bằng nước muối loãng: Cách cơ bản giúp sát trùng vết thương và lở loét rất hiệu quả. Bạn chỉ việc rửa khu vực bị bệnh bằng nước muối hàng ngày.
2. Sử dụng thuốc điều trị bệnh
Chốc mép bôi thuốc gì? Bạn có thể sử dụng loại thuốc bôi có chứa kháng sinh như Mupirocin hoặc Bactroban, Acyclovir để điều trị. Những loại thuốc này đều được bác sĩ chỉ định sử dụng nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
Những loại thuốc đường uống: Bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc uống trong trường hợp bôi ngoài da không hiệu quả. Bạn nên đi khám tại bệnh viện chuyên khoa để được tư vấn thuốc điều trị bệnh chốc mép đúng nhất.
Cách phòng ngừa bệnh chốc mép hiệu quả
- Tránh ăn những đồ ăn cay nóng, vì nó có thể gây kích ứng trên da.
- Không dùng chung khăn mặt, đồ dùng cá nhân với người khác.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là vitamin nhóm B.
- Bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày.
- Dùng kem dưỡng ẩm da mặt khi vào mùa lạnh để hạn chế tình trạng khô da và bong tróc.
- Nếu tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, phải liên hệ với bác sĩ để điều trị bệnh kịp thời.