Cách chọn vải thiều Thanh Hà xịn theo tiêu chuẩn VIETGAP

Vải thiều ở Việt Nam được ươm, chiết trồng ở nhiều nơi nhưng vải thiều ở đất Thanh Hà là giống vải ngon nhất vì hạt nhỏ, cùi dày, mọng và ngọt nước. Tuy nhiên, không phải bà nội trợ nào cũng biết cách chọn vải Thanh Hà.

Cách chọn vải thiều Thanh Hà xịn theo tiêu chuẩn VIETGAP

Cách chọn vải Thanh Hà “xịn”

Những ngày đầu tháng 6 này, vải thiều sớm ở Thanh Hà (Hải Dương) đang chín rộ. Tuy sản lượng vải quả giảm đáng kể so với năm trước nhưng bù lại vải đang được giá (từ 35.000-40.000 đồng/kg). Để chọn được những chùm vải tươi ngon đầu mùa hè này, các bà nội trợ cần biết rõ những đặc điểm sau của quả vải trồng trên đất Thanh Hà.

Hình dạng, kích cỡ: Vải thiều Thanh Hà là loại có kích thước bé nhất trong tất cả các giống vải hiện nay. Nó chỉ có kích thước cỡ ngón chân cái, quả tròn và không đều quả bằng vải lai. Cành của quả vải dẻo và nhỏ.

Phần vỏ: Khi chín vỏ có màu hồng nhạt, sờ hoặc nhìn vào phần gai vỏ bao giờ cũng lỳ hơn những quả vải trồng nơi khác. Người mua nên chọn những quả căng tròn, vỏ tươi, tuyệt đối không chọn những quả có vỏ đốm khô rất dễ bị sâu. Đây là mẹo chọn vải thiều ngon đơn giản nhất, chỉ cần tinh mắt một chút là có thể nhận ra.

Phần cùi và hột: Khi bóc ra vải thiều Thanh Hà không để nước dính tay, bên trong là một lớp cùi dày, giòn, trắng nõn. Loại vải này thường có hột nhỏ, màu nâu sẫm, đôi khi có những quả còn không có hạt.

Nắn quả: Những quả vải ngon là những quả vải vừa chín tới, người tiêu dùng cũng có thể kiểm tra bằng cách: dùng 3 ngón tay nắn vào quả. Nếu thấy vỏ quá cứng thì là quả xanh, còn nếu quả mềm có tính đàn hồi là quả chín tới, nếu mềm mà không có tính đàn hồi tức là quả đã quá chín, ăn không ngon.

Khi ăn: Vải thiều ngon khi ăn sẽ có cảm giác vải tự tan ra, không thấy vị se, vị chua chát như vải khác mà cứ ngọt dần, ngọt dần và rất thanh mát. Nếu để ý kỹ sẽ thấy giữa phần cùi và phần hạt không có lớp màng màu nâu, chát như vải Lục Ngạn (Bắc Giang).

Cách chọn vải thiều Thanh Hà xịn theo tiêu chuẩn VIETGAP ảnh 2

Cách bảo quản vải tươi ngon

- Thông thường, vải chỉ được thu hoạch trong hai tuần nên người tiêu dùng có thể mua vải về và loại bỏ những quả hỏng nhưng để được nguyên cành là tốt nhất.

- Nếu không để được nguyên cành thì dùng kéo cắt cuống vải cách phần núm khoảng 1 đốt ngón tay.

- Chia vải thành nhiều phần khác nhau rồi cho vào túi nilon kín để giữ cho vải không bị khô vỏ, cất ngăn mát (hoặc ngăn để rau củ) trong tủ lạnh.

- Khi ăn lấy từng túi ra thưởng thức, ăn đến đâu lấy đến đấy. Tránh lấy ra rồi lại bỏ vào tủ lạnh vì như vậy vải sẽ nhanh hỏng.

- Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là từ 2-3 độ C, vải sẽ không bị sâu, thối và giữ được lớp vỏ tươi và hương vị thơm ngon như lúc ban đầu.

- Vải có thể được bảo quản trong vòng 3 tuần vẫn tươi ngon.

VIETGAP là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Vietnamese Good Agricultural Practices có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành từ năm 2008 dựa trên 4 tiêu chí:

+ Tiêu chí về kỹ thuật sản xuất đúng tiêu chuẩn.

+ Tiêu chí về an toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.

+ Tiêu chí về môi trường làm việc phù hợp với sức lao động của người nông dân.

+ Tiêu chí về nguồn gốc sản phẩm từ khâu sản xuất đến tiêu thụ.

Theo giadinh.net.vn/

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty Trái cây Nhiệt đới Hoa Kỳ giờ tên Chiquita và vẫn chưa phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì chuối năm 1928. Ảnh: Thecollector.com

Vụ thảm sát vì chuối

GD&TĐ - Năm 1928, ở Colombia, quốc gia Nam Mỹ với biệt danh đương thời là 'nước cộng hòa chuối'.