Cách chăm con kỳ dị của cá sấu sát thủ

Khi muốn đưa con mới ấp nở, dễ bị tổn thương tới những vùng nước an toàn hơn, cá sấu mẹ dùng bộ hàm sắc nhọn của nó ngoạm lấy các con.

Cách chăm con kỳ dị của cá sấu sát thủ

Cách chăm con kỳ dị của cá sấu sát thủ ảnh 1

Các con cá sấu dường như gắn bó cả đời với việc săn bắt mồi.

Trên một bờ sông ở Đông Phi, các con cá sấu đang ấp nở trứng. Giới tính của mỗi cá sấu con do nhiệt độ trong tổ của chúng quyết định. Nếu trứng được ấp ở nhiệt độ từ 88 - 99 độ F (31 - 32 độ C), nó sẽ nở ra một cá sấu đực. Nhiệt độ ấp trứng cao hơn hoặc thấp hơn ngưỡng đó sẽ cho ra đời một con cá sấu cái.

Khi mới chào đời, các cá sấu con rất dễ bị tổn thương và trở thành món lót dạ của các động văn ăn thịt háu đói. Tuy nhiên, cá sấu mẹ tìm mọi cách bảo vệ chúng. Nó dùng cái mồm lởm chởm những chiếc răng sắc nhọn của mình để nhẹ nhàng ngoạm lấy các con, trái ngược hẳn với khi tấn công con mồi. Cá sấu có thể tạo nên lực cắn tới 351,53479 kg/cm², mạnh hơn gấp 7 lần nhát cắn kinh hoàng của cá mập trắng.

Cá mập mẹ biến bộ hàm đáng sợ của mình thành chiếc xe nôi đưa các con tới những vùng nước an toàn hơn. Ngay cả khi đến đó, nó vẫn phải tiếp tục bảo vệ các con. Chỉ 1% cá sấu sơ sinh có thể sống sót tới khi trưởng thành.

Cá sấu đã có bản năng giết chóc gần như ngay từ thời điểm chào đời. Càng lớn, chúng càng với tới xa hơn trong chuỗi thức ăn, tức là tấn công các con mồi to lớn hơn. Chúng tấn công mọi sinh vật, miễn là ăn được.

Theo VietnamNet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.