Các vấn đề trong trường học và nhu cầu trợ giúp cho học sinh

GD&TĐ - Những năm gần đây, tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã mang lại nhiều thay đổi tích cực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đât nước. Tuy nhiên, những vấn đề xã hội đang đặt ra nhiều thách thức cần giải quyết, trong đó có các vấn đề của học sinh trong trường học.

Các vấn đề trong trường học và nhu cầu trợ giúp cho học sinh

Học sinh có thể đang đối mặt với nhiều vấn đề như bạo lực học đường, rối nhiễu hành vi, các khó khăn trong học tập khác… Điều này cần có sự trợ giúp một cách chuyên nghiệp của công tác xã hội trong hỗ trợ giải quyết những vấn đề khó khăn đó.

Những vấn đề này được ông Dương Văn Bá - Phó Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh và sinh viên (Bộ GD&ĐT) phân tích trong một tham luận tại hội thảo “Định hướng xây dựng mô hình đào tạo công tác xã hội trường học ở Việt Nam” mới được tổ chức tại Trường ĐHSP Hà Nội.

Vấn đề trợ giúp các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh yếu thế và học sinh khuyết tật

Trong trường học hiện nay, ở các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, các đối tượng nghèo, đối tượng học sinh yếu thế đã nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều chính sách hỗ trợ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật đã được ban hành nhằm đảm bảo các điều kiện để các em được đến trường.

Tuy nhiên, chỉ với các nguồn lực từ các chính sách của Nhà nước là chưa đủ, vì vậy các đối tượng này rất cần sự trợ giúp từ các nguồn lực khác từ xã hội và các cơ quan, đoàn thể để đảm bảo các chủ trương: Đảm bảo “3 đủ” (đủ ăn, đủ mặc, đủ đồ dùng học tập); tăng cường công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong các nhà trường.

Vấn đề bạo lực học đường

Trong thời gian gần đây, các vụ việc bạo lực học đường xuất hiện thường xuyên và được cập nhật trên các kênh thông tin đại chúng, các vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học, nhiều vụ có tính chất nguy hiểm, gây thương tích thậm chí tử vong.

Các hành vi bạo lực học đường thường xảy ra giữa nhiều cácđối tượng với nhau giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên.

Hành vi bạo lực học đường hiện nay để lại những ám ảnh tinh thần dai dẳng cho đối tượng bị hại, ảnh hưởng đến thái độ học tập của học sinh, sự giảng dạy của thầy cô và các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Bạo lực học đường hầu như xảy ra ở các cấp học nhưng tập trung nhất là ở lứa tuổi 14,15,16 là học sinh ở cuối cấp THCS và đầu cấp THPT. Đặc biệt các hành vi bạo lực hiện nay không chỉ xẩy ra đối với nam sinh mà còn cả đối với nữ sinh.

Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em

Mục tiêu phát triển bền vững đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ưu tiên giải quyết các vấn đề về bạo lực và xâm hại đối với trẻ em.

Việt Nam là một trong những quốc gia đã tham gia Công ước quốc tế về Quyền trẻ em, vì vậy việc nỗ lực giải quyết các vấn đề về bạo lực và xâm hại tình dục đối với trẻ em là một trong những việc đang được các nhà trường quan tâm phối hợp để thực hiện nhằm đảm bảo quyền lợi cho các học sinh.

Vấn đề phòng chống các tệ nạn, phòng ngừa sử dụng chất kích thích, gây nghiện

Nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục là tăng cường công tác giáo dục toàn diện và quản lí học sinh, tổ chức tốt các hoạt động văn hoá, chú trọng công tác đảm bảo an ninh trật tự trường học, phòng chống tệ nạn xã hội,…

Trong giai đoạn hiện nay, nhiều gia đình do mải mê làm kinh tế, không có đủ thời gian để quan tâm và quản lý học sinh, do vậy nhiều học sinh đã có những hoạt động không lành mạnh, thường xuyên tụ tập, tổ chức các hoạt động không phù hợp với lứa tuổi đã dẫn đến những hậu quả xấu như tham gia sử dụng các chất gây nghiện, sử dụng ma túy, vi phạm trật tự về an toàn giao thông,…

Chính vì vậy, các nhà trường rất cần quan tâm đến việc tuyên truyền, phổ biến và giảng dạy các kiến thức về pháp luật, giúp các em tăng cường khả năng phòng tránh, không sa ngã vào các tệ nạn xã hội.

Ngoài các vấn đề trên, trường học cũng cần phải xây dựng một hệ thống các dịch vụ nhằm tư vấn, hỗ trợ các học sinh có khó khăn về tâm lý, khó khănvề học tập, định hướng nghề nghiệp và các dịch vụ này còn có khả năng hỗ trợ các em nâng cao năng lực của bản thân, tăng cường các kiến thức, kỹ năng xã hội, kỹ năng hòa nhập cộng đồng.

Một hướng trợ giúp hiệu quả

Những vấn đề và khó khăn học sinh gặp phải trong trường học đã và sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các em cũng như nguồn nhân lực tương lai của đất nước. Để giải quyết vấn đề này cần sự phối hợp của nhiều ban ngành, của gia đình, nhà trường và xã hội.

Với một số các vấn đề nêu trên, hiện nay để giải quyết các vấn đề đó và đáp ứng nhu cầu của học sinh về học tập, đào tạo nâng cao kiến thức kỹ năng xã hội, cần thực hiện triển khai một số nội dung sau:

Nghiên cứu xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn triển khai dịch vụ công tác xã hội trường học; Xây dựng văn bản của Chính phủ quy định môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

Chỉ đạo các nhà trường tập trung đẩy mạnh công tác tư vấn hỗ trợ học sinh theo các nội dung sau: Công tác tư vấn tâm lý và tâm lý học lâm sàng; công tác tư vấn hướng nghiệp; hoàn thiện hệ thống trợ giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn/ yếu thế trong trường học;

Công tác phòng chống bạo lực, tệ nạn xã hội và phổ biến kiến thức pháp luật; tăng cường các hoạt động về giáo dục giới tính và phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho trẻ vị thành niên; triển khai xây dựng các câu lạc bộ học thuật và đẩy mạnh công tác đào tạo kỹ năng.

Bài trao đổi được biên tập từ tham luận của ông Dương Văn Bá - Phó Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh và sinh viên (Bộ GD&ĐT) tại hội thảo “Định hướng xây dựng mô hình đào tạo công tác xã hội trường học ở Việt Nam” do Trường ĐHSP Hà Nội phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) tổ chức.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.