Các trường Đại học Hy Lạp khốn đốn vì khủng hoảng tài chính

GD&TĐ - Thông thường, một trường đại học trong khu vực Eurozone sẽ bắt đầu năm học mới với các nghiên cứu khoa học. Thế nhưng ở Hy Lạp, các hiệu trưởng đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng do cuộc khủng hoảng tài chính ở nước này gây ra.

Các trường Đại học Hy Lạp khốn đốn vì khủng hoảng tài chính

Theodore Fortsakis, hiệu trưởng của ĐH Athens, cho biết trường này thậm chí không thể thực hiện được những nhiệm vụ tối thiểu. Không có nhân viên bảo vệ, không nhân viên hành chính, không có quỹ tài chính và liên tục bị lộn xộn.

Trong khi đó, Ioannis Golias, hiệu trưởng trường Đại học Kỹ thuật quốc gia Athens, than phiền rằng mặc dù ông đã được chỉ định làm hiệu trưởng nhưng vẫn chưa vào văn phòng của mình kể từ khi trường bị chiếm giữ. 

Khi việc chiếm giữ kết thúc, ông sẽ phải đối mặt với ngân sách của trường bị giảm đáng kể do vậy không thể chi trả những chi phí hàng năm của trường. 

Hơn nữa vị hiệu trưởng mới này còn phải đối mặt với hậu quả của việc nhiều nhân viên hành chính nghỉ làm do không còn các quỹ tài chính của Liên minh châu Âu. 

Athanasios Karambinis, hiệu trưởng Đại học Democritus cho biết trường của ông ở tình trạng tồi tệ nhất kể từ khi thành lập. Ngoài ngân sách bị giảm đáng kể còn là sự nghỉ việc của nhân viên hành chính. 

“Chúng tôi có 240 nhân viên hành chính nhưng hiện tại chỉ còn 60 người làm việc. Ông Karambinis nhấn mạnh rằng ông cũng phải đối mặt với vấn đề lò sưởi. “Năm ngoái, một số khóa học và kỳ thi từng bị hủy vì phòng học quá lạnh” – ông nói.

Hầu hết các bài giảng được diễn ra khi giảng viên và sinh viên phải đứng vì không có chỗ ngồi tại trường Đại học Macedonia. Không có phòng nào đủ chỗ cho 5.800 sinh viên của trường. “Chúng tôi thường phải chia đôi lớp học và dạy đi dạy lại 2 lần” – ông Achileas Zapranis, vị hiệu trưởng trường này cho biết.

Tại Đại học Loannnina, hiệu trưởng Georgios Kapsalis cho biết năm ngoái các sinh viên phải mặc áo khoác và đeo găng tay khi ngồi học, và các giáo sư phải mang lò sưởi ở nhà đi. Ông còn nhấn mạnh vào nhu cầu tăng cường các chương trình nghiên cứu và lợi ích của sinh viên. “Không nên buộc sinh viên nào phải gián đoạn học tập do kinh tế suy thoái”.

Theo Greek Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ