Các triệu chứng mới của bệnh tiểu đường loại 2

GD&TĐ - Bệnh tiểu đường loại 2 là một tình trạng phổ biến ở Anh và thường xuất hiện ở những người thừa cân hoặc béo phì.

Các triệu chứng mới của bệnh tiểu đường loại 2

Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe, chẳng hạn như đau tim và đột quỵ, vì vậy điều quan trọng là phải phát hiện ra các triệu chứng càng sớm càng tốt.

Một số triệu chứng phổ biến hơn ở bệnh tiểu đường loại 2 là đi tiểu nhiều hơn bình thường, hay cảm thấy khát nước và thị giác bị mờ đi.

Nhưng cũng có ba dấu hiệu bất thường khác của bệnh tiểu đường loại 2 bạn nên biết.

Mất thính giác

Việc mất thính giác được cho rằng có liên kết với bệnh tiểu đường được phát hiện trong các nghiên cứu khác nhau, theo thông tin từ Diabetes.co.uk.

Họ giải thích: “Các chuyên gia y tế và các nhà nghiên cứu y học đã tranh luận về mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và việc mất thính giác từ những năm 1960 nhưng ngay sau những nỗ lực cố gắng chứng minh, dường như vẫn chưa đủ để thuyết phục hiệp hội y tế.”

“Nhưng trong những năm gần đây, đã có nhiều bằng chứng cho thấy bệnh tiểu đường có góp phần làm mất đi thính giác.” 

Vậy bệnh tiểu đường gây mất thính giác như thế nào?

Các chuyên gia về bệnh tiểu đường cho biết trong khi vẫn chưa tìm được chính xác lý do tại sao mắc bệnh tiểu đường lại có thể dẫn đến vấn đề gây mất thính giác, thì các nghiên cứu khám nghiệm tử thi của những bệnh nhân tiểu đường cho thấy mối liên quan này là do bệnh thần kinh (tổn thương thần kinh).

Bệnh lý thần kinh là một biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2.

Các chuyên gia giải thích thêm: “Các nhà nghiên cứu tin rằng mức đường huyết cao và kéo dài có thể dẫn đến việc mất thính giác do ảnh hưởng đến việc cung cấp máu hoặc oxy cho các dây thần kinh nhỏ và mạch máu của tai trong.”

“Theo thời gian, các dây thần kinh và mạch máu sẽ bị tổn thương và điều này dẫn đến việc ảnh hưởng khả năng nghe của người mắc bệnh.”

Bệnh nướu răng

Những người mắc bệnh tiểu đường có nhiều khả năng bị bệnh nướu răng nếu họ có lượng đường trong máu kém suốt một thời gian dài.

“Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao mắc bệnh nướu răng. Lượng đường trong máu được quản lý kém có thể gây tổn thương dây thần kinh, mạch máu, tim, thận, mắt và bàn chân. Và tương tự, nướu răng cũng có thể bị ảnh hưởng.” - chuyên gia về bệnh tiểu đường cho biết thêm.

“Vì lượng đường trong máu cao dẫn đến tổn thương các mạch máu, điều này làm giảm nguồn cung cấp oxy và dinh dưỡng cho nướu răng, sẽ khiến việc nhiễm trùng nướu răng và xương trở nên dễ dàng hơn.

“Lượng đường trong máu nếu không kiểm soát có thể làm tăng lượng đường trong nước bọt và điều này tạo ra một nền tảng sinh sản cho vi khuẩn, làm tăng nguy cơ bệnh nướu răng và sâu răng.”

Nếu bệnh nướu răng trở nên nghiêm trọng, sau đó nó có thể ảnh hưởng xấu đến việc kiểm soát lượng đường trong máu và có thể làm tăng nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường xảy ra.

Ngủ ngày

Trong những phát hiện được đưa ra vào năm 2016 tại Hội nghị châu u về nghiên cứu bệnh dịch hàng năm, họ cho rằng những người ngủ ngày nhiều hơn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 45% so với những người ngủ ít hoặc không ngủ.

Các tác giả nghiên cứu cho biết thêm rằng cũng chưa chắc việc ngủ ngày là dấu Họ nói rằng việc ngủ ngày cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về một vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như việc thiếu ngủ hoặc suy nhược cơ thể, nhưng đó là tất cả các dấu hiệu liên quan đến việc tăng nguy cơ tiểu đường.

Theo Express.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.