Các quốc gia Châu Á ăn Tết Trung Thu thế nào?

GD&TĐ - Ở các quốc gia Châu Á, Tết Trung thu được biết đến là một trong những lễ hội lớn và ở mỗi đất nước lại có những nét riêng khác biệt.

Một điều khá thú vị mà nhiều người ít biết đến là, không chỉ riêng Việt Nam, Tết Trung thu còn là lễ hội truyền thống ở nhiều nước châu Á khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines... Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia lại có những bản sắc và phong tục riêng, chúng ta hãy cùng nhau khám phá nhé!.

Tết Trung thu ở Nhật Bản

1.jpeg

Ở Nhật Bản, Tết Trung thu được gọi là Tsukimi - lễ hội ngắm trăng. Vào ngày này, người Nhật sẽ làm những món bánh truyền thống, sau đó họ đặt những khay bánh ở kế bên hiên nhà. Họ quan niệm rằng, nếu có trẻ em đến tự ý ăn bánh nhà mình thì họ sẽ gặp rất nhiều may mắn trong năm.

Vào ngày Tết Trung thu, người Nhật thường bày bánh Tsukimi Dango theo hình tam giác trên một kệ gỗ, bên cạnh là bình cỏ susuki, sau đó đặt mâm bánh ở bất cứ nơi nào có thể ngắm trăng rõ nhất, để vừa ăn bánh, vừa ngắm trăng, còn trẻ em được cha mẹ sắm cho những chiếc đèn lồng cá chép để tham gia vào hội rước đèn.

Đèn lồng cá chép ở Nhật tượng trưng cho lòng can đảm, nhất là đối với các bé trai

Bánh Tsukimi Dango là loại bánh được làm từ bột gạo, bánh tròn mềm, với sốt mặn, ngọt đặc trưng, thường được xiên vào que tre và uống kèm trà xanh.

Truyền thuyết về tết Trung thu ở Nhật chỉ xuất hiện hình ảnh chú thỏ ngọc thay cho hình ảnh chị Hằng, chú Cuội.

Tết Trung thu ở Hàn Quốc

1.jpg

Ngày lễ rằm tháng 8 ở Hàn Quốc có tên Chuseok. Kéo dài trong 3 ngày, là khoảng thời gian mọi người nghỉ ngơi và quây quần bên gia đình, dù con cái ở xa cũng phải quay về đoàn tụ cùng cha mẹ.

Trong ngày lễ Chuseok, người Hàn sử dụng các sản phẩm mới gặt hái được như thịt, cá, rau, hoa quả, bánh gạo... để chế biến các món ăn thành kính dâng lên tổ tiên, còn trẻ em thì mặc trang phục truyền thống như người lớn, được vui chơi và ăn bánh Trung thu.

Bánh Trung thu Hàn Quốc gọi là Songpyeon, được làm từ bột gạo, đậu xanh, đường và lá thông, có hình trăng khuyết hoặc hình bán nguyệt chứ không phải hình tròn hoặc vuông như bánh trung thu ở nhiều nước châu Á.

Ngoài màu trắng truyền thống, bánh còn được biến tấu với màu hồng, xanh đậm, vàng,…

Tết Trung thu ở Thái Lan

1.jpg

Tết Trung thu ở Thái Lan được gọi là “lễ cầu trăng”, tổ chức vào đúng ngày 15 tháng 8 âm lịch.

Trong đêm Trung thu ở Thái, tất cả già trẻ gái trai đều phải tham gia lễ cúng trăng, mọi người sẽ ngồi quây quần bên bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên để cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất.

Phía trên bàn thờ sẽ bày quả đào và bánh Trung thu. Người Thái tin làm vậy Bát Tiên sẽ giúp mang đào tới cung trăng để chúc thọ Quan Âm, và các vị thần tiên sẽ ban phước lành cho mọi người.

Bởi vậy, bánh Trung Thu ở Thái Lan có hình dạng giống quả đào. Trong ngày này, người Thái cũng thường ăn bưởi – loại quả tượng trưng cho sự viên mãn, sum vầy và ngọt ngào.

Tết Trung thu ở Malaysia

1.jpg

Người Malaysia cũng thường làm bánh Trung thu trong ngày rằm tháng 8. Ngoài ra, họ cũng thắp đèn lồng trong ngày này.

Trong suốt mùa lễ hội, bánh Trung thu được bày bán ở hầu hết các quầy hàng. Báo chí và truyền hình cũng đều có nội dung hướng về ngày lễ truyền thống này.

Trong ngày này, người dân cũng tổ chức múa lân, múa sư tử và các hoạt động vui chơi giải trí được yêu thích khác.

Tết Trung thu ở Philippines

1.jpg

Tết Trung thu ở Philippines thường được tổ chức và lưu truyền bởi những người gốc Hoa, sinh sống và làm việc tại nước bản địa. Trong ngày Tết Trung thu, người gốc Hoa sống ở Philippines thường làm bánh Trung thu rồi chia sẻ cho tất cả người thân, bạn bè và hàng xóm của mình.

Bánh Trung thu ở Philippines thường được gọi là Hopia (bánh nướng ngon), gồm nhiều "phiên bản" như hopiang mungo (bán nướng đậu xanh), hopiang baboy (bánh nướng thịt heo), hopiang Hapon (Bánh nướng Nhật Bản), hopiang ube (bánh nướng khoai lang tím)...

Ngoài ra, trong ngày tết ngắm trăng, người Philippines tham gia vào một trò chơi có tên là Xúc xắc Trung thu.

Tết Trung thu ở Campuchia

1.jpg

Lễ hội trông trăng ở Campuchia diễn ra muộn hơn hẳn, thường là vào rằm tháng 10 âm lịch chứ không phải vào 15/8 như các nước khác. Lễ hội này thường được gọi là lễ hội Ok Om Pok, thường được tổ chức vào ban đêm với các lễ vật như cốm dẹp, chuối, khoai, mía…

Trong lễ hội người ta thường tổ chức cuộc thi thả đèn gió. Đèn gió bay lên cao tượng trưng cho những ước vọng, niềm tin của người thả gửi tới thần mặt trăng, để cầu mong viên mãn.

Tết Trung thu ở Singapore

1.png

Vào dịp tết Trung thu, hầu hết người dân Singapore gốc Hoa hoặc cộng đồng người Hoa sẽ đổ ra đường, để chiêm ngưỡng vẻ đẹp trăng rằm. Khoảnh khắc trăng lên vô cùng thiêng liêng với nhiều người, ánh trăng là biểu hiện sự sum vầy của các thành viên trong gia đình với nhau.

Tết Trung thu ở Singapore mang đậm màu sắc Tết Trung thu Trung Quốc. Khu phố người Hoa ở Singapore năm nào cũng là nơi tổ chức Tết Trung thu khá vui nhộn. Tại đây, người ta bán đèn lồng và các vật dụng liên quan đến ngày Trung thu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giàu có nhưng kém văn minh

GD&TĐ - Mạng xã hội đang lan truyền đoạn clip nói về một người đàn ông ở Nha Trang có hành vi kém văn minh.