Các nhà xây dựng Triều Tiên được mời tới Donetsk

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Nhà chức trách Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng đang đàm phán với Bình Nhưỡng về việc đưa các nhà xây dựng từ Triều Tiên tới – lãnh đạo DPR Denis Pushilin thông báo hôm nay (9/8).

Công trường xây dựng ở DPR.
Công trường xây dựng ở DPR.

Theo ông, một “công trình xây dựng hoành tráng” đã bắt đầu ở DPR. Công nhân từ Triều Tiên sẽ đến thăm việc khôi phục các lãnh thổ của nước cộng hòa tự xưng này.

Theo ông Pushilin, trước khi áp đặt các lệnh trừng phạt, Triều Tiên đã cử cán bộ của mình đến các công trường xây dựng nước ngoài. Các nhà xây dựng từ Triều Tiên có trình độ cao, kỷ luật và thể hiện kết quả rất tốt.

DPR đang làm việc để các nhà xây dựng Triều Tiên tới trong năm nay.

Ngày 8/8, Đại sứ Nga tại Triều Tiên Alexander Matsegora cho biết, Moscow sẵn sàng làm trung gian để thiết lập quan hệ giữa Triều Tiên với các nước Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) và DPR. Theo nhà ngoại giao này, các vấn đề về hợp tác song phương và 3 bên trong các lĩnh vực đang được đại sứ Triều Tiên, LPR, DPR tại Nga thảo luận tích cực.

Ngày 21/7, ông Pushilin cho biết đã chỉ đạo chính quyền địa phương thiết lập quan hệ ngoại giao với Triều Tiên. Ông nhấn mạnh DPR cần các nhà xây dựng để khôi phục và Triều Tiên có nhân sự cần thiết cho việc này.

Ngày 13/7, Triều Tiên tuyên bố chính thức công nhận DPR và LPR là các nước độc lập, trở thành nước thứ 3 thuộc Liên hợp quốc làm việc này sau Nga và Syria. Đáp lại, Bộ Ngoại giao Ukraine đã tuyên bố cắt đứt quan hệ với Triều Tiên.

Theo IZ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhóm tác giả nghiên cứu bột vỏ sầu riêng làm thức ăn cho vịt giúp nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi.

Vỏ sầu riêng làm thức ăn cho vịt

GD&TĐ - Thức ăn hữu cơ từ bột vỏ sầu riêng lên men giúp vịt mau lớn, tăng sức đề kháng là sản phẩm của nhóm HS Trường THPT Huỳnh Tấn Phát (Bình Đại, Bến Tre).
Ảnh minh họa.

Giá trị của hòa bình

GD&TĐ - Ralph Waldo Emerson từng nói: “Những chiến thắng thật sự và bền lâu là chiến thắng của hòa bình, không phải của chiến tranh”.
Gia đình 3 thế hệ ông Trần Út Nhì vào rừng ăn ong. Ảnh: Nguyễn Thanh Dũng.

Về U Minh Hạ theo chân thợ rừng 'ăn ong'

GD&TĐ - 'Ăn ong' như thế nào để không bị ong đốt, giữ được lượng mật và để ong còn trở về làm tổ, có lẽ chỉ những người thợ rừng lâu năm ở U Minh Hạ mới biết.