Phát hiện đáng chú ý này được Cơ quan Cổ vật Israel tuyên bố, đồng thời làm sáng tỏ lịch sử của đất nước với danh hiệu cổng thành lâu đời nhất được biết đến của Israel.
Không giống như công trình xây dựng bằng gạch bùn thông thường, cổng thành trên là minh chứng cho trình độ kỹ thuật cổ xưa, được tạo hình từ những khối đá khổng lồ có từ thời kỳ Đồ Đồng sớm.
Với chiều cao ấn tượng khoảng 1,5 mét, cánh cổng có một lối đi bằng đá xuyên qua các bức tường thành, 2 bên là 2 tháp canh bằng đá kiên cố.
Cấu trúc kiến trúc của cổng trên đã thu hút sự chú ý của các nhà khảo cổ học, đặc biệt là do sự tồn tại của một cổng khác được xây dựng từ vật liệu gạch bùn thông thường, phù hợp với phần còn lại của khu định cư.
Phân tích cẩn thận các mảnh gốm được phát hiện dọc theo cổng, các nhà khảo cổ thấy rằng cả 2 cấu trúc đều được sử dụng đồng thời trong thời đại đó.
Cánh cổng cổ xưa hoàn thành một vai trò kép, hoạt động như một bức tường thành phòng thủ và là biểu tượng đại diện cho quyền lực chính trị, xã hội và kinh tế trong thời kỳ Thượng và Hạ vương quốc Ai Cập đang hợp nhất. Sự thống nhất của các đế chế này đánh dấu sự kết thúc của thời đại Đồ Đồng.
"Đây là lần đầu tiên một cánh cổng lớn như vậy có niên đại vào thời kỳ Đồ Đồng sớm được phát hiện. Để xây dựng cổng và tường thành, đá phải được mang từ xa đến, phải sản xuất gạch bùn và tường thành" - Emily Bischoff, lãnh đạo cuộc khai quật thay mặt cho Cơ quan Cổ vật Israel, cho biết trong một tuyên bố.
Lịch sử của Tel Erani trải dài từ thời kỳ đồ đá cũ, nhưng việc định cư chủ yếu diễn ra trong thời đại Đồ Đồng.
Sự hiện diện của đồ gốm thời đại Đồ Đồng mang đến cái nhìn sâu sắc về mối quan hệ thương mại tích cực của Tel Erani với các vùng lân cận như Negev và Sa mạc Judean.
Cuộc khai quật được thực hiện như một nỗ lực cứu hộ trong tháng qua, được tài trợ bởi công ty cấp nước Mekorot. Nhân viên của công ty này đã tình cờ phát hiện ra các đồ tạo tác trong khi lắp đặt đường ống mới.
Video phát hiện cổng thành 5.500 tuổi. |