Các lỗi thường mắc phải khi tự test nhanh Covid-19 tại nhà

GD&TĐ - Theo chuyên gia y tế, hiện khi triển khai cho người dân tự lấy mẫu tại nhà, người dân cũng có thể gặp phải các sai sót như đưa que lấy mẫu chưa đủ sâu, không tới vị trí lấy mẫu theo quy định bị gập que,...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

TP Hồ Chí Minh đã triển khai thí điểm hướng dẫn cho người dân tự thực hiện lấy mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên vi rút SARS-CoV-2, hay còn gọi là test nhanh, test nhanh Covid-19 từ chiều 22/8 đến nay.‏

‏Cụ thể, các nhân viên y tế đã hướng dẫn người dân thực hiện lấy mẫu dịch tỵ hầu để thực hiện test nhanh, đây là một kỹ thuật lấy mẫu phổ biến đang được sử dụng cho nhiều bộ kit test nhanh trên thị trường hiện nay.

Để thực hiện việc tự test nhanh Covid-19 tại nhà, người dân cần chuẩn bị một bộ kit test nhanh, đồng thời cần tham khảo kỹ các thông tin hướng dẫn đi kèm bộ test để thực hiện đúng các bước lấy mẫu, test và đọc kết quả để có kết quả chính xác.

Các bước thực hiện xét nghiệm:

Bước 1: Chuẩn bị tuýp dung dịch đệm (buffer) theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bước 2: Tiến hành tự lấy mẫu trước gương hoặc thực hiện thao tác lấy mẫu cho các thành viên khác trong hộ gia đình.

Bước 3: Dùng tay xoay đều tăm bông trong tuýp nhựa chứa dung dịch đệm, nhúng que tăm bông lên xuống trong dung dịch đệm (10 lần).  

Bước 4: Chuyển tay lên phần thân trên tuýp, bóp chặt và rút từ từ que tăm bông. Đảm bảo vắt sạch toàn bộ dung dịch còn đọng trên đầu tăm bông xuống đáy tuýp.

Bước 5: Đóng chặt nắp màng lọc, lắc đều dung dịch trong tuýp bằng tay (5 lần).

Bước 6: Ghi tên mỗi thành viên lên từng khay test tương ứng. Nhỏ 03-05 giọt dung dịch trên vào giếng test (theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

Bước 7: Đọc kết quả sau 15-30 phút theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Phân tích kết quả:

1. Đọc kết quả theo hướng dẫn phân tích kết quả của nhà sản xuất.

2. Trường hợp âm tính (chỉ xuất hiện 1 vạch C): kết luận mẫu bệnh phẩm của người được lấy mẫu có kết quả âm tính tại thời điểm xét nghiệm.

3. Trường hợp dương tính (xuất hiện cả 2 vạch C và T): kết luận mẫu bệnh phẩm của người được lấy mẫu có kết quả dương tính bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên tại thời điểm xét nghiệm.

4. Báo cáo kết quả và nộp lại khay test cho cán bộ y tế để tổng hợp.

Thông tin trên báo chí, BS. Trương Hữu Khanh- Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh cho biết, khi triển khai cho người dân tự lấy mẫu tại nhà, người dân cũng có thể gặp phải các sai sót.

‏Theo đó, lỗi đầu tiên dễ gặp phải là đưa que lấy mẫu chưa đủ sâu, không tới vị trí lấy mẫu theo quy định; Thứ 2 là khi đưa que lấy mẫu vào mũi bị gập que khiến người tự lấy mẫu lầm tưởng là que đã được đưa vào đủ sâu tuy nhiên chưa đủ dẫn đến lỗi đầu tiên.‏

‏Do đó, người dân nên đưa que vào từ từ, tự cảm nhận quá trình đưa que lấy mẫu vào mũi, khi cảm thấy hơi nóng, rát là người dân đã đưa que lấy mẫu đến đúng vị trí cần lấy.

Người dân cần lựa chọn các loại kit test nhanh đã được Bộ Y tế cấp phép, đồng thời nên tuân thủ theo hướng dẫn lấy mẫu từ nhà sản xuất, đối với trường hợp là trẻ em người lớn cần giữ chặt đầu bé trước khi tiến hành lấy mẫu vì do khó chịu nên bé thường không hợp tác.

‏Sau khi tự thực hiện test nhanh, nếu có kết quả âm tính người dân không nên chủ quan mà phải tuân thủ các biện pháp theo khuyến cáo 5K, bác sĩ Trương Hữu Khanh khuyến cáo:

Khi kết quả test nhanh âm tính có 3 khả năng xảy ra: trường hợp 1 là người này mới nhiễm, tải lượng virus thấp nên test nhanh cho kết quả âm tính, sau 3-7 tải lượng virus sẽ gia tăng khi đó kết quả test nhanh sẽ dương tính.

Trường hợp 2 sắp hết bệnh, nếu làm sau 3-7 ngày nếu hết hẳn thì kết quả PCR cũng sẽ âm tính.

Trường hợp 3 có thể xảy ra là người này trong thời gian ủ bệnh sau 3-7 ngày vẫn còn trong giai đoạn ủ bệnh thì kết quả test nhanh sẽ âm tính và PCR cũng sẽ có kết quả tương tự.‏

Bác sĩ Khanh nhấn mạnh, khi test nhanh có kết quả âm tính dù là sắp bệnh, hết bệnh… thì dù là trường hợp nào thì cũng đều phải tuân thủ 5K, ngay cả PCR âm tính cũng phải tuân thủ, nếu cần thì test lại.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Truy lùng quốc tế

GD&TĐ - Nga đang triển khai chiến dịch truy lùng ráo riết tại một số nước để bắt các nghi phạm liên quan vụ khủng bố đẫm máu tại Moscow.