Các kiểu chữa bệnh kỳ dị thời Phục hưng

Thời Phục hưng là thời kỳ của những phát kiến vĩ đại về khoa học và nghệ thuật, nhưng những phương pháp điều trị y học của thời kỳ đó vẫn còn ở rất xa mục tiêu an toàn và hiệu quả.

Thủy ngân với đặc tính độc hại cho sức khỏe con người, nhưng thời kỳ Phục hưng đã dùng bôi ngoài da để chữa bệnh giang mai.
Thủy ngân với đặc tính độc hại cho sức khỏe con người, nhưng thời kỳ Phục hưng đã dùng bôi ngoài da để chữa bệnh giang mai.

Thời Phục hưng là thời kỳ của những phát kiến vĩ đại về khoa học và nghệ thuật, nhưng những phương pháp điều trị y học của thời kỳ đó vẫn còn ở rất xa mục tiêu an toàn và hiệu quả. Dưới đây là những cách chữa bệnh “kinh dị”, lạ lùng mà các thầy thuốc thời Phục hưng có thể kê cho người bệnh.

Thuốc lá, với đủ mọi cách dùng

Trước khi người châu Âu khám phá ra tân thế giới, việc sử dụng thuốc lá để chữa bệnh chỉ giới hạn ở Hy Lạp và Đông Âu để điều trị ho và “bệnh phụ nữ”.

Khi thuốc lá tìm được đường vượt đại dương, các thầy thuốc châu Âu đã tìm ra rất nhiều cách dùng lá thuốc lá để đắp, trộn hoặc hít để điều trị vô số bệnh như ung thư, đau đầu, bệnh hô hấp, đau bụng, cảm lạnh, hạ thân nhiệt, giun sán và buồn ngủ. Đã có lúc thuốc lá được xem như thần dược và thậm chí còn được dùng trong các nghi lễ tâm linh.

Nắm được bí quyết từ các thổ dân Nam Mỹ, các thầy thuốc phương Tây cũng có thói quen xông khói thuốc lá để điều trị các bệnh hô hấp và hồi sinh nạn nhân đuối nước. Họ còn thích bơm nước thuốc lá vào đại tràng để điều trị thoát vị.

Thụt tháo trị bách bệnh

Được xem như một cách hiệu quả để đưa thuốc vào cơ thể và điều trị những vấn đề về đường ruột, thụt tháo là trung tâm của kho vũ khí y học thời đại này và được xem là cách điều trị thích hợp cho mọi loại bệnh từ táo bón tới ung thư.

Nôn để giải độc

Thuốc gây nôn cũng là một trong những phương pháp được các thầy thuốc Phục hưng sử dụng nhiều nhất. Dựa trên quan niệm lâu đời về tầm quan trọng của 4 chất dịch trong cơ thể (máu, mật vàng, mật đen và đờm) kết hợp với nhận thức ngày càng tăng về độc chất, các quá trình hóa học của cơ thể, quan niệm về dịch thể của người Hy Lạp cổ đại đã sớm kết hợp với hệ thống các yếu tố của y học Ấn Độ Ayurvedic khiến các thầy thuốc rất tích cực làm sạch cơ thể để loại trừ các chất dư thừa, từ vết rắn cắn đến say rượu hoặc các loại khoáng chất.

Giác hơi, trích máu và nhổ răng bởi thợ cạo

Các thợ cạo cũng thường là người tiến hành giác hơi, được cho là để tăng cường lưu thông khí huyết, trích máu (để rút bớt máu thừa trong trường hợp mất cân bằng dịch thể và nhổ răng (nếu thuốc thảo dược hoặc cành cây cháy không làm cho con sâu - được cho là thủ phạm đục lỗ ở răng - rơi ra). Tất nhiên, những thợ cạo này cũng cắt tóc, cạo râu, và tiến hành thụt tháo.

Rượu cho tiêu hóa

Rượu là một phần không thể thiếu trong y học phương Tây cho đến mãi đầu thế kỷ 20 và là thuốc chữa bệnh phổ thông trong suốt thời Trung cổ nhờ khả năng “bảo vệ dạ dày, tăng cường sức nóng tự nhiên, trợ giúp tiêu hóa, giữ cho cơ thể không suy sụp và chế hóa đồ ăn cho đến khi nó biến thành máu”, theo nhà giả kim thuật thế kỷ 13 Roger Bacon.

Thủy ngân chữa giang mai

Paracelsus và các đồng nghiệp của ông luôn tin vào sự đồng điệu giữa cơ thể người và thế giới tự nhiên. Họ tin rằng sự đồng điệu này dựa trên mối tương quan giữa 7 hành tinh (điều thú vị là ông coi mặt trời và mặt trăng là những hành tinh, còn trái đất thì không), 7 kim loại của trái đất và 7 cơ quan chính của cơ thể. Trong hệ thống này, mỗi hành tinh trong 7 hành tinh có một kim loại và cơ quan tương ứng (ví dụ về các bộ ba là Mặt trời/vàng/tim và sao Mộc/thiếc/gan) và cho phép thầy thuốc kê đơn những thuốc bằng kim loại khác nhau cho những vùng khác nhau của cơ thể.

Thời Phục hưng cũng chứng kiến sự xuất hiện và lan tràn của bệnh giang mai ở phương Tây, cách điều trị cho căn bệnh này - theo như Paracelsus - là dùng thủy ngân để uống hoặc bôi bên ngoài, dẫn tới vô số trường hợp ngộ độc. Tuy nhiên, cách điều trị này vẫn rất phổ biến cho đến mãi đầu thế kỷ 20.

Ráy tai chữa đau nửa đầu

Thời Phục hưng, người ta không chỉ sử dụng các loại cây cỏ, khoáng chất và tôn giáo sẵn có để làm thuốc, mà còn sử dụng nhiều sản phẩm cặn bã và chất thải từ cơ thể của người và động vật. Phân người được dùng làm thuốc uống và bôi ngoài theo nhiều cách khác nhau, ráy tai (trộn với bùn) được dùng để trị bệnh đau nửa đầu, còn nước bọt được dùng để bôi chữa kích ứng ở da. Những người bệnh nặng được uống máu người, còn người bị bệnh phong được chữa bằng cách ngâm chân tay vào máu.

Nước tiểu lợn trị sốt

Nước dãi của chó và quạ được cho là có tác dụng trong điều trị bệnh đầy bụng ở trẻ em và bệnh kiết lị. Nước tiểu lợn để chữa sốt, còn thịt nướng của “một con mèo con nuôi dưỡng tốt” được tin là làm giảm vàng da. (Theo msn)

Theo Sức khỏe & Đời sống

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.