Các dấu hiệu nhận biết viêm thanh quản mãn tính để điều trị kịp thời

Viêm thanh quản mãn tính là khi dây thanh quản bị viêm nhiễm kéo dài hơn 3 tuần. Nhận biết các dấu hiệu nhiễm bệnh và cách khắc phục sớm để trị bệnh dứt điểm.

Viêm thanh quản mãn tính là tình trạng khản tiếng mất giọng kéo dài quá 3 tuần.
Viêm thanh quản mãn tính là tình trạng khản tiếng mất giọng kéo dài quá 3 tuần.

Viêm thanh quản mãn tính là gì?

Thanh quản là một bộ phận ở cổ họng chứa các dây thanh âm. Các dây thanh quản rung âm để tạo ra giọng nói của chúng ta.

Khi bị viêm thanh quản, các dây thanh quản bị sưng và viêm sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng nói bình thường và dẫn tới thay đổi giọng nói như khản tiếng, mất giọng. Thanh quản cũng là một bộ phận thiết yếu để bảo vệ đường thở, hỗ trợ khả năng nuốt, ho và hỗ trợ chức năng phổi.

Cấu tạo thanh quản trong cổ họng
Cấu tạo thanh quản trong cổ họng

Viêm thanh quản có hai tình trạng là cấp tính và mãn tính. Nếu như viêm thanh quản cấp tính thường xuất hiện triệu chứng rõ ràng và chỉ kéo dài trong khoảng 1 tuần. Đây được coi là một tình trạng không quá nghiêm trọng và sẽ tự khỏi mà không cần điều trị.

Trong khi đó, viêm thanh quản mãn tính thì các triệu chứng sẽ phát triển chậm hơn nhưng kéo dài trên 3 tuần. Đây là tình trạng khá phổ biến bởi các nhà khoa học nghiên cứu có tới 21% người có khả năng bị viêm thanh quản mãn tính vào một thời điểm trong cuộc đời.

Viêm thanh quản mãn tính là một tình trạng nghiêm trọng hơn so với cấp tính. Đây cũng là dấu hiệu cơ bản của một bệnh nghiêm trọng hơn như rối loạn tự miễn. Tuy nhiên, bản thân viêm dây thanh quản mãn tính không gây ra vấn đề sức khỏe nghiệm trọng nào.

Dấu hiệu nhận biết viêm thanh quản mãn tính

Ho là một biểu hiện khác khi bị viêm thanh quản
Ho là một biểu hiện khác khi bị viêm thanh quản

Triệu chứng chính của bệnh viêm thanh quản chính là khản tiếng, mất giọng hoặc giọng nói khó nghe. Bên cạnh đó còn có một số dấu hiệu gồm:

Đờm dư thừa trong cổ họng

Ho dai dẳng

Khó nuốt

Cảm giác vướng ở cổ họng

Đau họng

Mất giọng

Sốt

Các triệu chứng này cũng tương tự nếu như bạn bị viêm thanh quản cấp tính. Tuy nhiên ở thể mãn tính, triệu chứng bệnh kéo dài hơn. Khàn tiếng trở nên tệ hơn theo thời gian và có thể kéo dài trong khi các triệu chứng bệnh khác đã biến mất.

Một số người có thể bị viêm thanh quản cùng các tình trạng bệnh khác như cảm cúm, cảm lạnh hoặc viêm amidan. Vì thế, bạn sẽ gặp một số triệu chứng khác như:

Đau đầu

Mệt mỏi

Viêm thanh quản mãn tính cũng gây tổn thương dây thanh quản theo thời gian. Hệ quả là có thể gây các khối u nhỏ gọi là polyp hoặc nốt sần trong cổ họng.

Nhận biết nguyên nhân gây viêm thanh quản mãn tính

Viêm thanh quản có nhiều nguyên nhây khác nhau gây ra.

Bị nhiễm vi rút như cảm lạnh và cảm cúm được coi là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm thanh quản cấp tính. Nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm cũng có thể gây viêm thanh quản cấp tính.

Nguyên nhân gây ra viêm thanh quản mãn tính có thể bao gồm:

Trào ngược axit dạ dày: Axit dạ dày trào ngược lên cổ họng và đi tới thanh quản. Trào ngược vì thế có thể gây khàn tiếng, mất giọng.

Nói hoặc hát quá nhiều như la hét, cổ vũ quá lớn ở một số người làm nghề ca sĩ, giáo viên,… Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì viêm thanh quản có thể là do trẻ quấy khóc liên tục.

Hút thuốc lá

Sử dụng thuốc hít steroid

Bị viêm xoang mãn tính

Tiếp xúc thường xuyên với hóa chất và khói bụi gây kích ứng.

Trong trường hợp hiếm thì viêm dây thanh quản có thể là hệ quả của bệnh lao.

Chẩn đoán viêm thanh quản

Viêm thanh quản mãn tính kéo dài nhiều ngày khiến bạn cảm thấy khó chịu do không giao tiếp được như bình thường thì nên đi khám bác sĩ. Bạn sẽ được chẩn đoán bệnh bằng một số phương pháp:

Khám họng để xem mức độ viêm trong cổ họng.

Nội soi thanh quản: Đây là một quá trình đưa ống mỏng có camera và ánh sáng qua miệng hoặc mũi của người bệnh xuống cổ họng. Cách này sẽ giúp kiểm tra cận cảnh dây thanh quản bị viêm ở mức độ nào.

Nếu có khối u hoặc nốt sần trong cổ họng hoặc thanh quản, bác sĩ có thể khuyên lấy mẫu mô để sinh thiết. Đây là cách giúp loại trừ các tình trạng nghiêm trọng hơn như ung thư thanh quản.

Điều trị viêm thanh quản mãn tính

Khi bị viêm thanh quản thì cách tốt nhất là nên ngừng nói trong một thời gian. Khi dây thanh quản không gặp áp lực phải hoạt động quá nhiều có thể tự hồi phục.

Điều trị y tế

Có thể sử dụng thuốc để điều trị viêm thanh quản mãn tính
Có thể sử dụng thuốc để điều trị viêm thanh quản mãn tính

Bác sĩ có thể kê cho người bị viêm thanh quản mãn tính một số loại thuốc:

Thuốc corticoid: Trong trường hợp khẩn cấp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc corticoid. Đây là nhóm thuốc nhân tạo bắt chước các hormone như cortisol giúp giảm viêm và sưng tấy.

Thuốc kháng sinh: Nếu bạn bị nhiễm trùng do vi khuẩn, bạn có thể được dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, viêm thanh quản rất hiếm khi là do vi khuẩn mà kháng sinh lại thường không có hiệu quả trong điều trị bệnh do vi rút.

Thuốc giảm đau: Nếu bị đau họng bạn có thể được kê thuốc chứa thành phần acetaminophen hoặc ibuprofen. Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng để đảm bảo đúng liều lượng và tần suất sử dụng thuốc tránh quá liều có thể gây ra tác dụng phụ.

Liệu pháp giọng nói: Bác sĩ có thể hướng dẫn cách sử dụng giọng nói và giảm bớt những hành vi gây ảnh hưởng tới dây thanh quản.

Chăm sóc tại nhà

Nên uống nhiều nước khi bị viêm thanh quản
Nên uống nhiều nước khi bị viêm thanh quản

Trước khi sử dụng thuốc thì người bệnh có thể áp dụng một số cách trị viêm thanh quản ngay tại nhà. Cụ thể:

Uống nhiều nước: Tuy bị nuốt đau nhưng người bị viêm thanh quản nên uống càng nhiều nước càng tốt. Nên tránh đồ uống chứa cồn và caffein.

Sử dụng máy tạo độ ẩm và tinh dầu bạc hà: Độ ẩm sẽ giúp giảm khô họng và tinh dầu bạc hà sẽ giúp giảm đau.

Súc miệng với nước muối ấm: Nước muối không chỉ giúp làm dịu cổ họng mà còn làm giảm sưng tấy.

Ngậm viên ngậm thảo mộc: Sử dụng viên ngậm ho cũng phần nào giúp dịu cơn đau họng.

Không để phòng khô và nhiều khói bụi

Không nói thì thầm: Nói nhỏ tiếng được cho là giúp gây áp lực lớn hơn cho dây thanh quản.

Sử dụng xịt họng thảo dược: Một số loại xịt họng chứa các loại tinh chất từ thiên nhiên giúp giảm viêm hiệu quả khắc phục phần nào tình trạng khản tiếng do viêm thanh quản.

Phương pháp phòng ngừa viêm thanh quản mãn tính tái phát

Tránh uống cà phê để không bị tái phát tình trạng khản tiếng mất giọng
Tránh uống cà phê để không bị tái phát tình trạng khản tiếng mất giọng

Khi đã điều trị khỏi tình trạng viêm thanh quản, để phòng ngừa bệnh tái phát thì nên áp dụng một số cách sau:

Không uống cà phê, soda hoặc các sản phẩm có chứa caffein vì chúng có khả năng làm khô cổ họng.

Giữ cơ thể đủ nước bằng cách uống nhiều nước mỗi ngày.

Không hút thuốc và tránh xa khói thuốc. Hút thuốc có hại cho sức khỏe tổng thể cũng như gây kích ứng dây thanh quản.

Tránh việc hắng giọng do sẽ tạo ra những rung động bất thường gây kích ứng và sưng dây thanh quản.

Rửa tay thường xuyên và đúng cách đặc biệt khi ở gần người nhiễm bệnh.

Phòng ngừa viêm thanh quản mãn tính hiệu quả với dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất

Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm xịt họng thảo dược giúp giảm khản tiếng do viêm thanh quản tuy nhiên nên thông minh để lựa chọn sản phẩm có hiệu quả thực sự. Xịt Họng Nhất Nhất là sản phẩm có thành phần từ thảo dược tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị viêm thanh quản mãn tính hiệu quả.

Xịt họng thảo dược có tác dụng tại chỗ vì thế người bệnh nên chú ý sử dụng liên tục trong ngày để giảm nhanh các triệu chứng. Khi có cảm giác ngứa cổ họng thì xịt 2-4 nhịp. Ngày đầu tiên có thể xịt tới 15-20 lần nếu cần, sau đó do tác dụng của sản phẩm nên sẽ giãn cách dần, các ngày sau chỉ cần xịt 3-10 lần.

Các dấu hiệu nhận biết viêm thanh quản mãn tính để điều trị kịp thời ảnh 6

Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất

Nếu xịt đúng cách thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút

Nếu không xin gọi hotline 1800.6689 để được tư vấn cách dùng chính xác

Hỗ trợ:

Giảm nhanh ngứa họng, viêm họng, viêm amidan, thanh quản

Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ