Các bí mật oái oăm về chuyện ăn uống trên vũ trụ

Cùng hiểu hơn về những loại thực phẩm mà các phi hành gia được sử dụng và bị cấm khi du hành vũ trụ.

Các bí mật oái oăm về chuyện ăn uống trên vũ trụ

Nhắc tới cụm từ phi hành gia , phần lớn chúng ta sẽ nghĩ ngay tới những nhà khoa học vũ trụ dũng cảm, gan dạ, dám nhận nhiệm vụ hiểm nguy thám hiểm không gian.

Họ là những người tiên phong, sẵn sàng đánh cược với số phận để rời khỏi Trái đất với mong muốn tìm kiếm sự sống mới bên ngoài hành tinh xanh.

Tuy nhiên, không nhiều người để ý tới cuộc sống cá nhân của họ ngoài không gian ra sao. Phi hành gia ăn gì, uống gì có lẽ là điều phần lớn đều không rõ…
1. Bữa ăn đầu tiên trên vũ trụ là trứng cá muối và pate
Các bí mật oái oăm về chuyện ăn uống trên vũ trụ 1
Năm 1961, nhà du hành Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ trên con tàu Phương Đông nổi tiếng. Chuyến bay vòng quanh Trái đất kéo dài 1 giờ 48 phút và liệu bạn có biết ông đã ăn gì trong khoảng thời gian đó?
Các bí mật oái oăm về chuyện ăn uống trên vũ trụ 2
Câu trả lời là một bữa ăn ngon tuyệt gồm trứng cá muối và pate. Tuy nhiên, sau đó, món ăn này ít có dịp xuất hiện ngoài vũ trụ. Thay vào đó, các nhà du hành sau này chủ yếu ăn thịt muối.
2. Phi hành gia không thể ăn bánh mì ngoài vũ trụ
Các bí mật oái oăm về chuyện ăn uống trên vũ trụ 3
Trong môi trường không trọng lực, các loại bánh mì sẽ bị vỡ vụn thành nhiều mảnh nhỏ và không thể ăn được. Do tính chất kì lạ này mà năm 1965, phi hành gia John Young đã bị kỉ luật rất nặng.
Các bí mật oái oăm về chuyện ăn uống trên vũ trụ 4
Nguyên nhân là anh này đã giấu đem lên tàu vũ trụ loại sandwich mình ưa thích. Kết quả bánh bị vỡ, John vừa không được ăn, vừa bị NASA kỉ luật vì mang “hàng cấm” ra ngoài Trái đất.
3. Thực phẩm cay là đồ ăn khoái khẩu trên vũ trụ
Các bí mật oái oăm về chuyện ăn uống trên vũ trụ 5
Bạn có biết, chất lỏng cũng lơ lửng trong điều kiện không trọng lực ngoài Trái đất. Vì thế, các phi hành gia thường xuyên gặp phải cảm giác nghẹt mũi, lưỡi thì sưng phù lên. Đây là nguyên nhân mà hầu như các nhà du hành đều khoái ăn đồ cay bởi chúng giúp họ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Các bí mật oái oăm về chuyện ăn uống trên vũ trụ 6
4. Kim chi Hàn Quốc có giá hàng triệu USD trên vũ trụ
Các bí mật oái oăm về chuyện ăn uống trên vũ trụ 7
Kim Sung Soo, một chuyên gia về thực phẩm Hàn Quốc đã phát biểu trên New York Times “Không có kim chi, người Hàn cảm thấy buồn”.
Các bí mật oái oăm về chuyện ăn uống trên vũ trụ 8
Vì thế, vào năm 2008, họ đã tạo ra một loại kim chi không sử dụng vi khuẩn lên men mà vẫn thơm ngon cho Soyeon YI - người Hàn đầu tiên bay lên vũ trụ. Chính vì tham vọng này mà loại kim chi đặc biệt trên có giá lên tới hàng triệu USD.
5. Chỉ có duy nhất một người được ăn pizza ngoài Trái đất
Các bí mật oái oăm về chuyện ăn uống trên vũ trụ 9
Vinh dự này thuộc về phi hành gia Yuri Usachov. Mặc dù pizza là món ăn phổ biến đối với người phương Tây nhưng phải tới năm 2001, chiếc pizza đầu tiên mới được chuyển lên trạm vũ trụ quốc tế ISS.
Các bí mật oái oăm về chuyện ăn uống trên vũ trụ 10
Tại đây, Usachov đã nổi tiếng vì là người cắn miếng đầu tiên của chiếc pizza này. Theo BBC, giá của nó lên tới 1 triệu USD (khoảng 21 tỷ đồng).
6. Nước ngọt bị cấm hoàn toàn trên tàu vũ trụ
Các bí mật oái oăm về chuyện ăn uống trên vũ trụ 11
Gas trong nước ngọt bản chất là CO2 nén khi uống vào sẽ làm bạn bị đầy hơi. NASA cảnh báo rằng, trên vũ trụ thì đây là một vấn đề rất lớn bởi trong môi trường không trọng lực, những gì bạn ăn cũng sẽ “bay” lên phần trên của dạ dày, vì thế bạn sẽ nôn không kiểm soát nếu như uống nước ngọt có gas.
Các bí mật oái oăm về chuyện ăn uống trên vũ trụ 12
7. Trồng lúa mạch làm bia ngoài Trái đất
Các bí mật oái oăm về chuyện ăn uống trên vũ trụ 13
Ngay từ năm 2001, NASA đã thành công trong những thí nghiệm tạo bia ngoài vũ trụ. Tuy nhiên, lượng bia họ thu được thực sự rất thấp với mỗi lần thí nghiệm.
Các bí mật oái oăm về chuyện ăn uống trên vũ trụ 14
Vì vậy, tới năm 2006, công ty bia Sapporo đã lập dự án trồng lúa mạch trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS. Theo Universe Today, dự án này đã thành công và Sapporo thu hoạch được đủ lúa mạch cho việc sản xuất 100 chai bia. Tất nhiên, giá của loại bia này rất đắt, khoảng 385.000 đồng/chai dù thực sự hương vị cũng không khác bia thường là mấy.
8. NASA chế được rượu vang ngoài vũ trụ
Các bí mật oái oăm về chuyện ăn uống trên vũ trụ 15
Theo Gizmodo, các nhà khoa học NASA đã tạo ra một loại rượu đặc biệt dành cho các phi hành gia trên trạm vũ trụ Skylab năm 1970. Song khi dự án trên được công khai, nhiều người tỏ ra hết sức phẫn nộ bởi rượu luôn là tác nhân gây hại cho cơ thể. Vì vậy, NASA đã quyết định cấm sử dụng đồ uống có cồn trên vũ trụ.
Theo kenh14.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ