Cá voi khổng lồ chết dạt bờ biển, người dân sốc khi thấy thứ trong miệng con vật

Người dân hiếu kỳ kéo nhau đến xem con cá voi khổng lồ nằm bất động trên bãi biển nhưng rồi càng sốc khi biết sự thật.

Chuyện cá voi chết dạt vào bờ biển là điều không quá lạ lẫm đối với ngư dân các vùng biển, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm đang ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên, việc một con cá khổng lồ như cá voi nặng hàng chục tấn chết dạt vào bờ lại luôn gây sự chú ý bởi con cá to như vậy chết, ai cũng lo ngại có điều không hay xảy ra.

Hồi giữa tháng 5/2017, ngư dân ở một bãi biển thuộc tỉnh Cavite, phía Nam vịnh Manila (Philippines) không khỏi bàng hoàng khi phát hiện một con cá khổng lồ thân thể vẫn còn rướm đầy máu nằm chết trên bờ biển. 

 - Ảnh 1.
Con cá voi khổng lồ nằm bất động trên bãi cát.

Người ta kéo nhau đến xem sự tình ra sao nhưng rồi lại càng sốc khi biết sự thật. Đó đúng là hình dáng của một con cá voi nhưng là "cá voi giả" với hàng tấn rác thải trôi ra từ miệng.

Trên thực tế đây là mô hình nghệ thuật do Greenpeace, một tổ chức môi trường tại Philippines, tạo ra nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về những tác động của rác thải nhựa đối với môi trường biển.

Ông Yeb Sano, giám đốc điều hành của Greenpeace nói trên Facebook: "Con cá voi này được dựng nên hoàn toàn từ nhựa phế thải. Đây là một tác phẩm nghệ thuật được làm ra với hy vọng lan truyền và nâng cao nhận thức của mọi người về ảnh hưởng của các rác thải nhựa đến môi trường biển, cuộc sống của các loài hoang dã và cả con người".

 - Ảnh 2.
"Xác" con cá voi thu hút sự chú ý của nhiều người.
 - Ảnh 4.
Miệng trôi ra hàng tấn rác thải khiến nhiều người "sởn da gà".

Ông Yeb Sano cũng nhân dịp này kêu gọi chính phủ và các tổ chức, cá nhân thuộc khu vực Đông Nam Á chung tay giải quyết vấn nạn về rác thải nhựa.

"Hình ảnh con cá voi chết này mô tả một cách chính xác và thực tế những gì đang diễn ra với môi trường của chúng ta, đồng thời thức tỉnh mọi người về những tác động của rác thải nhựa lên hệ sinh thái biển và lên đời sống của nhân loại. Chúng tôi muốn kêu gọi chính phủ các nước ASEAN giải quyết cuộc khủng hoảng nghiêm trọng này, mỗi chúng ta nên là một phần, nên chịu trách nhiệm một phần về sự ô nhiễm này", ông Yeb Sano nói.

 - Ảnh 6.

Ở Philippines, Đạo luật Cộng đồng 9003 và Đạo luật Quản lý chất thải rắn sinh thái năm 2000 đã đưa ra một khung quy định về quản lý chất thải rắn, trong đó bao gồm cả việc tái chế nhựa và chất dẻo. Thế nhưng các lệnh cấm về chất dẻo tại hầu hết các tỉnh thành của quốc gia này vẫn chưa được thực hiện do vẫn đang chờ phê duyệt. 

Theo afamily.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều phiên giao dịch được tổ chức giúp cho người lao động tìm việc làm.

Cách nào tăng năng lực cạnh tranh doanh nghiệp?

GD&TĐ - Ngoài thay đổi chiến lược tuyển dụng, cần có hệ thống thông tin dữ liệu chuẩn, chính xác về ứng viên để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận...với lực lượng lao động