Cà phê giúp trì hoãn bệnh Alzheimer

GD&TĐ - Cho dù là một bữa ăn nhẹ buổi sáng hay ly cà phê khi đang di chuyển, việc tăng tiêu thụ cà phê của bạn được cho là có thể liên quan đến việc tăng cường sức khỏe nhận thức, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Người già dễ mắc bệnh Alzheimer.
Người già dễ mắc bệnh Alzheimer.

Mối liên hệ

Nghiên cứu mới do các chuyên gia từ Đại học Edith Cowan (ECU) của Úc thực hiện đã điều tra xem cà phê ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ suy giảm nhận thức ở hơn 2.000 người Australia trong 10 năm.

Kết quả cho thấy cà phê đã đem lại lợi ích đặc biệt cho những người ưa chuộng nó. Đây là một phần của “Nghiên cứu hình ảnh, dấu ấn sinh học và lối sống” của Úc về sự lão hóa, được công bố trên tạp chí Frontiers of Ageing Neuroscience.

Điều tra viên chính của nghiên cứu là Tiến sĩ Samantha Gardener. Bà cho biết kết quả đã chứng minh mối liên hệ giữa cà phê và các dấu hiệu khác nhau liên quan đến bệnh Alzheimer.

Theo Tiến sĩ Gardener, nghiên cứu cho thấy người tiêu thụ cà phê nhiều hơn khi bắt đầu tham gia nghiên cứu có ít nguy cơ chuyển sang suy giảm nhận thức nhẹ vốn xảy ra trước bệnh Alzheimer, hoặc phát triển bệnh Alzheimer trong suốt quá trình nghiên cứu.

Trì hoãn khởi phát bệnh

Cuộc điều tra cũng chỉ ra, việc tiêu thụ nhiều cà phê hơn mang lại kết quả tích cực với các chức năng nhận thức như chức năng điều hành, bao gồm lập kế hoạch, tự kiểm soát và chú ý. Tăng lượng cà phê cũng liên quan đến việc làm chậm sự tích tụ của protein amyloid trong não, một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của bệnh Alzheimer.

Mặc dù các nhà nghiên cứu tuyên bố, họ cần tiến hành các cuộc điều tra toàn diện hơn để xác nhận những phát hiện của mình. Tuy nhiên, kết quả lại rất hứa hẹn khi nó cho thấy cà phê có thể là một cách dễ dàng để trì hoãn sự khởi phát của bệnh Alzheimer.

Theo nhận xét của tiến sĩ Gardener, đây là một điều đơn giản mà mọi người có thể thay đổi. Nó cũng đặc biệt hữu ích cho người có nguy cơ giảm nhận thức nhưng không phát triển bất kỳ triệu chứng nào. Họ có thể lập ra một số hướng dẫn rõ ràng mà mọi người có thể tuân theo ở tuổi trung niên và hy vọng rằng nó có thể có tác dụng lâu dài.

Uống cà phê nhiều có tốt?

Mặc dù chưa thể xác định lượng cà phê tối đa giúp mang lại hiệu quả tốt nhất nhưng nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ 2 hoặc 3 tách cà phê mỗi ngày sẽ tốt hơn 1.

Tiến sĩ Garderner cho biết, nếu một tách cà phê trung bình được pha ở nhà là 240g thì việc tăng lên 2 tách mỗi ngày có thể làm giảm 8% sự suy giảm nhận thức sau 18 tháng. Nó cũng cho thấy sự tích tụ amyloid trong não giảm 5% trong cùng một khoảng thời gian.

Tuy nhiên, nghiên cứu không thể phân biệt giữa cà phê có chứa caffein và không có caffein hoặc các kỹ thuật pha chế như thêm đường và sữa ảnh hưởng ra sao tới lợi ích đối với bệnh Alzheimer.

Bà Garderner cho rằng cần đánh giá xem cà phê có nên được khuyến khích như một yếu tố lối sống nhằm trì hoãn sự khởi phát của bệnh Alzheimer hay không.

Hiện, các chuyên gia chưa thể xác định khía cạnh nào của cà phê có thể ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe não bộ. Mặc dù nó liên quan tới kết quả nhưng nghiên cứu sơ bộ cho thấy nó có thể không phải là yếu tố duy nhất khiến bệnh Alzheimer chậm xuất hiện.

Caffeine thô là sản phẩm phụ của cà phê đã khử caffeine và đã được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa một phần chứng suy giảm trí nhớ ở chuột. Hơn nữa, các thành phần khác của cà phê như cafestol, kahweol và Eicosanoyl-5- hydroxytryptamide đã được chứng minh là ảnh hưởng tới sự suy giảm nhận thức ở động vật trong các nghiên cứu khác nhau.

Theo Health Europa

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.