10 địa phương có tỷ lệ tiêm vắc xin cao nhất (số mũi tiêm/số vắc xin được cấp theo quyết định) cập nhật đến trưa 30/9 là Lạng Sơn, Đồng Tháp, Lào Cai, Bình Phước, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bình Định, Vĩnh Phúc, Hải Dương và Đà Nẵng.
10 địa phương có tỷ lệ tiêm vắc xin thấp nhất (số mũi tiêm/số vắc xin được cấp theo quyết định) cập nhật đến trưa 28/9 là: Hưng Yên, Bắc Kạn, Quảng Trị, Kiên Giang, Hải Phòng, Sóc Trăng, Gia Lai, Hoà Bình, Yên Bái và An Giang.
Đến nay Việt Nam đã tiếp cận khoảng gần 60 triệu liều vắc xin các loại khác nhau gồm AstraZeneca; Moderna; Vero Cell, Pfizer; Sputnik V; Abdala...
Theo Bộ Y tế, từ tháng 10 đến tháng 12/2021, Việt Nam có thể tiếp nhận số lượng vắc xin Covid-19 nhiều hơn so với thời gian trước. Các địa phương chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực để triển khai tiêm với số lượng lớn.
Từ ngày 6 đến ngày 15/9, trung bình cả nước tiêm được khoảng 1 triệu liều vắc xin/ngày. Tuy nhiên những ngày gần đây số vắc xin tiêm chủng hàng ngày có xu hướng giảm.
Theo Bộ Y tế, từ tháng 10 đến tháng 12 năm nay, Việt Nam có thể tiếp nhận số lượng vắc xin nhiều hơn so với thời gian trước.
Để đảm bảo sử dụng vắc xin đúng tiến độ, tăng nhanh diện bao phủ, Bộ Y tế đề nghị bí thư tỉnh ủy/thành ủy, chủ tịch UBND các tỉnh thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng phương án, kế hoạch, chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực để triển khai tiêm vắc xin với số lượng lớn từ nay đến cuối năm 2021.
Bên cạnh đó, đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm chủng cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên, trong đó ưu tiên cho các đối tượng từ 50 tuổi trở lên. Tăng độ bao phủ mũi 1 và tiêm mũi 2 cho những đối tượng đã tiêm mũi 1 đủ thời gian theo quy định.