Cà Mau khẩn trương ứng phó bão số 14

GD&TĐ - Sáng 21/12, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chủ trì cuộc họp về việc chủ động theo dõi, ứng phó với bão số 14.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử chỉ đạo công tác phòng chống bão số 14 sáng 21/12.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử chỉ đạo công tác phòng chống bão số 14 sáng 21/12.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh và UBND các huyện, TP Cà Mau thường xuyên cập nhật, theo dõi chặt chẽ thông tin, diễn biến của bão.

Kịp thời thông tin đến tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh và người dân biết; chủ động tuyên truyền, hướng dẫn người dân ứng phó, đặc biệt là các chủ tàu, thuyền trưởng đang hoạt động trên biển.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện ven biển chỉ đạo UBND các xã, các Đồn Biên phòng thông báo đến tất cả các phương tiện hoạt động trên biển biết, không chủ quan, mất cảnh giác.

Đồng thời khẩn trương kiểm đếm, quản lý chặt chẽ tàu thuyền trên biển, phương tiện ven bờ; thường xuyên duy trì thông tin liên lạc với thuyền trưởng, các phương tiện; hướng dẫn tàu vào nơi neo đậu, tránh trú an toàn hoặc thoát khoải khu vực nguy hiểm; quản lý chặt chẽ hoạt động của tàu thuyền, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương, đơn vị có liên quan rà soát, thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn chủ đầu tư, đơn vị thi công các công trình, nhất là các công trình ven biển, trên đảo... chủ động triển khai các biện pháp phòng chống, ứng phó, tránh để xảy ra thiệt hại.

Chỉ đạo kiểm tra các tuyến đê biển, các khu vực xung yếu, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư, kịp thời phát hiện, xử lý ngay khi có sự cố xảy ra; thông báo, hướng dẫn đảm bảo an toàn đối với lồng bè nuôi thủy sản tại Hòn Chuối và các cửa biển.

UBND các huyện, TP Cà Mau chỉ đạo UBND cấp xã tuyên truyền, vận động các người canh giữ đáy hàng khơi chủ động vào bờ tránh trú an toàn. Tuyên truyền người dân khẩn trương chằng chống nhà cửa, đặc biệt là người dân ven biển; sẵn sàng triển khai kế hoạch, phương án ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão theo cấp độ rủi ro thiên tai...

Sơ đồ hướng đi áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 14. Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Sơ đồ hướng đi áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 14. Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.

Theo Đài khí tượng thủy văn Cà Mau, hồi 7 giờ ngày 21/12, vị trí tâm bão số 14 ở cách Huyền Trân khoảng 270km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60 - 75km/giờ), giật cấp 10. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 10 - 15km và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Đến giờ ngày 22/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở cách Huyền Trân khoảng 100km về phía Tây Bắc. Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 7,0 đến 11,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 108,0 đến 114,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15km. Đến 7 giờ ngày 23/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 8,3 độ Vĩ Bắc; 107,0 độ Kinh Đông, cách Côn Đảo khoảng 80km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây và suy yếu dần thành một vùng áp thấp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...