Cà Mau: Hơn 45% trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn quốc gia

GD&TĐ - Theo thống kê mới nhất của Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau, toàn tỉnh có 249/543 trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ hơn 45%.

Trường THCS Tạ An Khương Nam, huyện Đầm Dơi. Ảnh: T. Sắc
Trường THCS Tạ An Khương Nam, huyện Đầm Dơi. Ảnh: T. Sắc

Thực hiện chủ đề năm học 2016 - 2017: “Tăng cường kỷ cương, nề nếp trong trường học; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng của học sinh, sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”. Trong năm học qua, toàn ngành giáo dục tỉnh Cà Mau đã tập trung triển khai thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 giải pháp cơ bản theo Chỉ thị nhiệm vụ trọng tâm năm học của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và đã đạt được một số kết quả nổi bật.

Đến nay, toàn tỉnh có 249/543 trường đạt chuẩn quốc gia (tỷ lệ hơn 45%). Trong đó, trường mầm non có 63/132 (tỷ lệ 47,73%); trường tiểu học có 124/259 (tỷ lệ 47,88%); trường THCS có 60/120 ( tỷ lệ 50%) và trường THPT có 2/32 (tỷ lệ 6,25%).

Chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS tiếp tục được nâng lên; việc xây dựng trường chuẩn quốc gia được các địa phương, các nhà trường quan tâm; thực hiện khá đồng bộ các giải pháp để rút ngắn khoảng cách chất lượng giáo dục giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn.

Các cơ sở giáo dục phổ thông đã thực hiện tốt việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học; tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; giao quyền chủ động và hướng dẫn nhà trường, giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học và thực hiện chương trình một cách linh hoạt, phù hợp với thực tiễn địa phương và nhà trường.

Đặc biệt, năm học 2016 - 2017, tỉnh Cà Mau được Bộ GD&ĐT công nhận Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; đến nay 100% các huyện, thành phố đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.