Cà Mau: Đề xuất bổ sung gần 1.550 biên chế cho giáo dục

GD&TĐ - Đó là đề xuất mới nhất của UBND tỉnh Cà Mau trình Bộ Nội vụ bổ sung thêm gần 1.550 biên chế cho sự nghiệp giáo dục trong năm học 2018 - 2019.

Cà Mau: Đề xuất bổ sung gần 1.550 biên chế cho giáo dục

Cuối năm  học 2017 - 2018, tỉnh Cà Mau có 648 điểm trường lẻ. Trong hè 2018, toàn tỉnh đã xóa 192 điểm, hiện còn 456 điểm. Đó là nỗ lực của tỉnh Cà Mau trong rà soát, sắp xếp, trường lớp, giáo viên theo chủ trương của tỉnh.

Tính đến ngày 31/3/2019, toàn tỉnh có 517 trường ở các cấp học, với tổng số 456 điểm trường lẻ. Trong đó, Mầm non 120 trường, với 258 điểm; Tiểu học 244 trường, với 193 điểm; THCS 122 trường, với 5 điểm lẻ; THPT 31 trường.

Sau khi rà soát, sắp xếp trường lớp, tỉnh Cà Mau gặp khó khăn trong bố trí giáo viên đứng lớp, nguyên nhân do số lượng người làm việc được giao hiện tại thấp hơn so với định mức giáo viên ở tất cả các môn học, theo chủ trương thì không cho hợp đồng chuyên môn và nghiệp vụ.

Để giải quyết những khó khăn trên, UBND tỉnh Cà Mau tham mưu với Hội đồng nhân nhân, tạm thời điều chuyển 615 biên chế viên chức (số người làm việc) từ Y tế sang Giáo dục. Theo đó, hiện nay, chưa bố trí đủ biên chế cho sự nghiệp giáo dục là 932 (trong đó Mầm non 250; Tiểu học 455; THCS 101 và THPT 126).

Nguyên nhân dẫn đến thiếu giáo viên là do: Nhu cầu bổ sung giáo viên Tiếng Anh và Tin học. Do địa hình sông nước, dân cư phân tán; tiếp đó là trường lớp xây dựng qua nhiều thời kỳ, phòng học có diện tích khác nhau, phần nhiều là diện tích phòng học nhỏ, nên sĩ số học sinh không đáp ứng được theo Quy định của Bộ GD&ĐT, không quá 35 HS/lớp đối với Tiểu học và 45 HS/lớp đối với Trung học.

Hiện tại, sau khi huy động tổng lực để sắp xếp trường lớp, toàn tỉnh có 19 trường THCS tồn tại dưới 8 lớp. Theo tính toán sơ bộ, thì 19 trường THCS chỉ cần khoảng 200 giáo viên, nhưng đối với các trường này, để dạy đủ 14 môn phải cần khoảng 270 giáo viên.

Được biết, Sở GD&ĐT Cà Mau sẽ cho thí điểm áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia về thiết kế trường Trung học (TCVN: 8794-2011), tức là tính tỷ lệ m2/HS đối với trường Trung học trên địa bàn huyện Đầm Dơi vào năm học tới.

Việc áp dụng Tiêu chuẩn này nhằm giúp cho HS và giáo viên có không gian dạy và học phù hợp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.