Đài CNN cho hay, một con cá mặt trời đại dương (Mola mola) được phát hiện ở cửa sông Murray bởi hai ngư dân Steven Jones và Hunter Church.
Ảnh: CNN.
Họ đã nghĩ rằng đó là một mẩu gỗ lũa khi lái xe ngang qua và không ai trong hai người họ từng nhìn thấy bất cứ thứ gì giống như thế trước đây. Ông Steven nói rằng nó cực kỳ nặng và da của nó giống như một con tê giác.
Ảnh: CNN
Công viên quốc gia Nam Úc cho biết, những con cá mặt trời này là loài cá có xương lớn nhất thế giới và chúng có thể nặng hơn một chiếc ô tô.
Loài cá mặt trời (Mola mola) được phát hiện và đặt tên chỉ trong năm 2017, chúng ăn chủ yếu là sứa và trong điều kiện phát triển tốt, chúng có thể hơn dài 2 mét, theo Bảo tàng Nam Úc.
Bảo tàng Nam Úc cho biết thêm, loài cá này được gọi là cá mặt trời vì nó thích phơi mình dưới ánh mặt trời. Với kích thước và thói quen tắm nắng, chúng có thể bị tàu đâm và một số con lớn đến mức có thể đánh chìm du thuyền.
Một khi chúng đủ ấm, chúng sẽ lặn xuống hàng trăm mét, ăn sứa và ở dưới đó trong thời gian dài.
"Chúng tôi biết rất ít về chúng. Chỉ trong vài năm gần đây, nhờ công nghệ chúng tôi mới bắt đầu tìm hiểu về họ", Bảo tàng Nam Úc giải thích. Loài cá này được cho là một loài cư ngụ hoàn toàn ở Nam bán cầu nhưng chỉ vài tuần trước, một con được tin rằng đã xuất hiện trên một bãi biển ở California, nói chung các nhà khoa học còn biết rất ít về cá mặt trời nói chung.
Bảo tàng Nam Úc cho biết không có cách nào để xác định nguyên nhân tại sao con cá mặt trời được tìm thấy trên bãi biển này chết.