Ca mắc Covid-19 mới tăng vọt, biến thể BA.4, BA.5 chiếm ưu thế

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Ca Covid-19 ở nước ta liên tục tăng, đã có ngày lên đến 2.000 ca, trong khi virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi, khó dự báo, nhất là về mức độ nguy hiểm, khả năng làm giảm hiệu quả vắc xin và nguy cơ tăng bệnh nặng, tử vong.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Sáng 3/8, Bộ Y tế cho biết ngày 2/8 ca Covid-19 tăng vọt lên 2.000 - tăng gần 640 ca so với ngày trước đó, cao nhất trong hơn 2 tháng nay; trong ngày có gần 9.700 ca khỏi và 1 trường hợp tử vong.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.783.026 ca nhiễm Covid-19, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.745 ca nhiễm).

Tổng số người nhiễm Covid-19 ở nước ta đã khỏi là: 9.932.712 ca; Trong số các bệnh nhân đang theo dõi và điều trị còn 39 ca thở oxy - ít hơn 11 ca so với ngày trước đó, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 34 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 2 ca; Thở máy xâm lấn: 3 ca.

Theo tại Việt Nam, dịch Covid-19 (chiếm 83,9% tổng số ca mắc), hơn 8,5 triệu người khỏi bệnh (94,5%), gần 11 nghìn ca tử vong (0,1%).

Bộ Y tế đề nghị tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, kiên quyết không để dịch chồng dịch. Ảnh minh họa.

Bộ Y tế đề nghị tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, kiên quyết không để dịch chồng dịch. Ảnh minh họa.

Bộ Y tế đề nghị các bộ, ngành, địa phương chủ động, sẵn sàng đáp ứng các tình huống dịch có thể xảy ra, không để bất ngờ, bị động; Quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm những giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo khuyến cáo "2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác" với các trụ cột cách ly, xét nghiệm, điều trị.

Chỉ đạo theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, nhất là sự xuất hiện các biến thể mới; Chủ động có các giải pháp ứng phó với các dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trên địa bàn và ngăn chặn, kiểm soát ngay tại cửa khẩu với các dịch bệnh mới:

Cùng đó các địa phương cần chỉ đạo các cơ sở điều trị thực hiện tốt việc phân tuyến, phân luồng khám, sàng lọc bệnh; Tập trung đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tiêm vắc xin Covid-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, hoàn thành sớm nhất kế hoạch đề ra; đặc biệt chú trọng việc tiêm vắc xin mũi 3, mũi 4 cho từng nhóm đối tượng, tiêm vắc xin cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế và không để vắc xin không được sử dụng kịp thời, gây lãng phí;

Đồng thời khẩn trương rà soát kế hoạch tiêm 6 tháng cuối năm 2022 và xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin năm 2023.

Ảnh: HCDC.

Ảnh: HCDC.

Theo đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam ở Hội nghị trực tuyến tiến độ tiêm vắc xin Covid-19 vẫn có hiệu lực phòng biến chứng nặng và tử vong đối với biến thể mới.

Ngoài ra, việc tiêm vắc xin giúp giảm thiểu gánh nặng quá tải cho ngành y tế và việc giảm tỷ lệ nhiễm có thể hạn chế sự xuất hiện của những biến chủng mới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ