Cá heo bạch tạng đầu tiên được phát hiện ở Địa Trung Hải

Các nhà nghiên cứu mới đây phát hiện một con cá heo bạch tạng hiếm thấy ở Địa Trung Hải, một trong 20 cá thể còn tồn tại trên thế giới.

Cá heo bạch tạng đầu tiên được phát hiện ở Địa Trung Hải

Con cá heo được nhóm nghiên cứu đặt tên là Albus. Nó là một con cá heo mũi chai và thuộc giống đực. Albus xuất hiện ở vùng biển giữa Croatia và Italy trong tình trạng sức khỏe tốt.

Albus được nhìn thấy lần đầu tiên ở vùng biển ngoài khơi thành phố cảng Ravenna, phía đông Italy. Lúc này, nó đang lướt trên mặt nước và bắt cá cùng với một con cá heo mũi chai khác có màu sắc bình thường.

"Đây dường như là con cá heo bạch tạng đầu tiên được phát hiện không chỉ ở biển Adriatic và còn ở toàn bộ khu vực Địa Trung Hải" - NY Post dẫn lời người phát ngôn của tổ chức môi trường Croatia cho hay. 

Theo ước tính của các nhà khoa học, hiện chỉ có 20 cá thể cá heo bạch tạng còn tồn tại trên thế giới.

Cá heo mũi chai thường có màu xám, tuy nhiên đột biến gene sẽ khiến cá heo có màu trắng và mắt hồng. Sự khác biệt và nổi bật về màu sắc có thể khiến chúng dễ bị tấn công hơn so với những con khác. 

Nhóm nghiên cứu kêu gọi không theo dõi Albus bởi mối nguy hiểm duy nhất đối với một con cá heo chính là con người.

Theo vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.