Bước ngoặt mới trong quan hệ Nga và Iran

GD&TĐ - Việc ký kết hiệp ước về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Nga và Iran sẽ là một cột mốc quan trọng trong quan hệ giữa 2 nước.

Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian và Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: AP)
Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian và Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: AP)

Hãng thông tấn IRNA đưa thông tin trên khi bình luận về cuộc gặp giữa Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Ashgabat.

Thỏa thuận này không chỉ là cơ sở cho hợp tác song phương mà còn là "hình mẫu cho hợp tác khu vực và quốc tế", hãng thông tấn này cho biết.

Việc ký kết văn bản "sẽ mở ra chân trời mới cho các quốc gia trong nhiều lĩnh vực, gồm năng lượng, giao thông vận tải, công nghiệp, nông nghiệp, khoa học công nghệ và hợp tác quốc phòng".

Cuộc đàm phán Putin-Pezeshkian diễn ra "vào thời điểm NATO đang tiếp tục nỗ lực mở rộng ở Đông Âu" và Israel "đang thực hiện hành vi diệt chủng ở Gaza và muốn mở rộng phạm vi của cuộc khủng hoảng" ra ngoài Trung Đông, IRNA cho biết.

Theo IRNA, sự hợp tác giữa Iran và Nga trong việc đối đầu với thế đơn cực có thể giúp tạo ra một trật tự thế giới công bằng hơn.

Cơ quan này trích dẫn việc tạo ra một hệ thống tài chính độc lập với đồng USD, chống lại các lệnh trừng phạt, hợp tác trong BRICS, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và Liên minh Kinh tế Á-Âu là những cơ chế để tăng cường hợp tác.

Các cuộc đàm phán giữa tổng thống Nga và Iran diễn ra tại Ashgabat ngày 11/10.

Tổng thống Iran Pezeshkian cho biết Tehran hy vọng sẽ ký một thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện với Moscow tại hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Kazan ngày 22-24/10.

Tổng thống Putin phê duyệt dự thảo thỏa thuận trên ngày 18/9. Ngày 4/10, đại sứ Iran tại Nga Kazem Jalali cho biết tài liệu này đã sẵn sàng để ký kết.

BRICS được thành lập năm 2006 bởi Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, với sự tham gia của Nam Phi vào năm 2011.

Ngày 1/1, Ai Cập, Iran, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ả Rập Xê Út và Ethiopia sẽ trở thành thành viên chính thức của nhóm.

Năm nay, Nga giữ chức chủ tịch BRICS. Sự kiện chính của BRICS năm 2024 sẽ là hội nghị thượng đỉnh tại Kazan. Tổng thống Putin lưu ý ông đã lên lịch một cuộc gặp song phương với người đồng cấp Iran Pezeshkian bên lề hội nghị thượng đỉnh.

Theo TASS

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà báo Phạm Khánh Huy. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Vinh danh những nhà giáo âm thầm cống hiến

GD&TĐ - Tìm kiếm, tôn vinh và lan tỏa những tấm gương nhà giáo luôn âm thầm cống hiến, hết lòng vì thế hệ tương lai là một trong những nhiệm vụ của người làm báo.

Học sinh Trường THPT chuyên Lào Cai cất điện thoại khi đến lớp. Ảnh: NTCC

Những tiết học không smartphone

GD&TĐ - Với mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngành GD các địa phương đã chỉ đạo quản lý sử dụng điện thoại trong trường.

Silic hữu cơ có khả năng chống tia UV được tìm thấy trong bã mía.

Học sinh làm kem chống nắng từ bã mía

GD&TĐ - Hợp chất hữu cơ Silic có trong bã mía có thể thay thế kem chống nắng, giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím, là phát hiện của nhóm học sinh Hà Nội.

Ông Trần Duy Đông giới thiệu về giải pháp tổng thể cho phòng học thông minh 4.0.

Công nghệ phòng học thông minh

GD&TĐ - Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TPHCM vừa tổ chức giới thiệu công nghệ 'Giải pháp tổng thể cho phòng học thông minh 4.0'.

Sự tự đánh giá của một đứa trẻ trước hết xuất phát từ sự đánh giá của người khác về trẻ, và điều quan trọng nhất là sự đánh giá của cha mẹ. (Ảnh: ITN).

Lý do cha mẹ cần tin tưởng con

GD&TĐ - Để giáo dục và rèn luyện tốt cho trẻ một cách cơ bản, chúng ta nên nuôi dưỡng ý thức về giá trị bản thân của trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

Văn khấn rằm tháng 10 Âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 10 Âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.