Nguyên mẫu này đã bất ngờ giành được giải thưởng thiết kế toàn cầu và nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng, chẳng hạn như những người thử rượu sake muốn giới hạn cảm quan xung quanh.
Dự án là một phần của nỗ lực đổi mới thiết kế trong ngành công nghiệp điện tử Nhật Bản. Sau nhiều năm thua thiệt trước các đối thủ hàng đầu về thiết kế như Apple và Dyson, các công ty Nhật đang cố khôi phục và tạo ra các sản phẩm kinh điển như máy nghe nhạc Walkman trước đây.
Panasonic, Sony và Mitsubishi Electric là những tập đoàn cho phép các nhà thiết kế tham gia trong từng quá trình sản xuất và coi bao bì là một phần của sản phẩm. Một báo cáo vào tháng 5 đã chỉ ra các giám đốc điều hành hãy tập trung việc quản lý theo thiết kế, theo đó một công ty tận dụng thiết kế như động lực chính của sự cạnh tranh.
Đồng thời, bản báo cáo kêu gọi ưu đãi thuế với các khoản đầu tư liên quan tới thiết kế và sửa đổi luật để bảo vệ tài sản trí tuệ tốt hơn. Chính phủ Nhật sẽ thực hiện việc sửa đổi luật trong năm tới. Kinya Tagawa - GS thỉnh giảng của ĐH Nghệ thuật Hoàng gia và đồng sáng lập Công ty thiết kế Takram, cho biết: Đã có sự gia tăng mạnh mẽ về yêu cầu bài giảng về thiết kế cho các giám đốc điều hành của những công ty lớn.
Tất cả đều đồng ý rằng chặng đường thay đổi vẫn còn dài. Nhật Bản trong năm ngoái chỉ nhận được 31.961 đơn đăng ký thiết kế, con số rất nhỏ khi so với con số 628.658 của Trung Quốc và chỉ bằng 1/2 của Hàn Quốc là 67.374. Vào thập niên 80, thời hoàng kim của ngành công nghiệp điện tử Nhật Bản, họ nhận được gần 60 nghìn đơn mỗi năm.
Tagawa cho biết gốc rễ của các vấn đề ngày nay nằm ở sự thất bại của các công ty Nhật Bản trong việc tiếp thu bài học từ cuộc cách mạng phần mềm, thứ cho thấy tầm quan trọng của các nguyên tắc thiết kế lấy người dùng làm trung tâm và sản phẩm dễ sử dụng như iPhone của Apple.
Thay vào đó, họ vẫn bám víu vào kỹ thuật. Ryuichi Oya, chuyên gia nghỉ hưu từng là Giám đốc thiết kế của Tập đoàn Sharp cho biết, ông trực tiếp thấy được điều này từ khi chuyển sang làm cho Sharp trong 4 năm, sau một thời gian dài làm cho Mazda Motor.
Các nhà thiết kế Nhật Bản trích dẫn sự tương phản khi so với Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc, nơi Chủ tịch tập đoàn Lee Kun-hee trong năm 1996 phát biểu rằng thiết kế là một tài nguyên quản lý cốt lõi, bắt buộc cho sự tồn tại của một công ty trong thế kỷ 21. Ông đã cho tăng mạnh cả số lượng lẫn vị thế của các nhà thiết kế.
Tại Sony, công tác thiết kế bắt đầu trở lại vị trí được quan tâm hàng đầu sau khi Chủ tịch Kaz Hirai tiếp quản tập đoàn từ năm 2012. Thay đổi bị chậm bởi tập đoàn phải trải qua quá trình tái cấu trúc, nhưng có thể thấy được kết quả khi họ bắt đầu tập trung vào việc hồi sinh lại dự án robot chó Aibo.
Các nhà thiết kế đã làm việc để tạo ra trải nghiệm người dùng toàn diện bắt đầu từ thời điểm khách hàng mở hộp đựng sản phẩm tới cộng đồng sở hữu Aibo, theo Giám đốc thiết kế của Sony - Yutaka Hasegawa cho biết.