Bữa sáng "ấm bụng" với món hủ tiếu sườn mọc

Bát hủ tiếu dậy mùi thơm của hành phi, nước dùng ngọt từ sườn non, xen lẫn với mọc, ăn một bát lại muốn ăn thêm.

Bữa sáng "ấm bụng" với món hủ tiếu sườn mọc
Bua sang

Nguyên liệu:

- 600g sườn non- 500g xương lợn- 1 củ cải trắng- 1 củ cải muối (sá bấu)- 300g mọc- 1 nhúm tôm khô- Hành khô, hành lá, muối, nước mắm, đường phèn- Hủ tiếu khô có thể dùng hủ tiếu tươi- Giá đỗ, hẹ, hành lá, dầu ăn.

Cách làm:

Bua sang

Bước 1:

- Củ cải muối rửa sạch, xả qua nhiều lần nước cho bớt mặn.

- Tôm khô ngâm nở, rửa sạch.

- Củ cải trắng gọt vỏ, cắt khoanh tròn.

Bua sang

Bước 2:

- Xương lợn, sườn non rửa sạch, đun nồi nước sôi cho xương và sườn vào chần sơ khoảng 3 phút, vớt ra rửa lại cho thật sạch.

- Cho xương lợn, sườn non vào nồi thêm củ cả muối, củ cải trắng, tôm khô, một ít đường phèn thêm nước lạnh ngập mặt, đun sôi, thỉnh thoảng hớt bọt cho nước dùng được trong.

Bua sang

Bước 3:

- Mọc cho ra bát thêm một thìa nhỏ màu dầu điều, hành khô thái nhỏ, một ít hạt tiêu, dùng thìa quết nhuyễn.

Bua sang

Bước 4:

- Hành lá, hẹ, giá đỗ rửa sạch, để ráo.

Bua sang

Bước 5:

- Đun nồi nhỏ, cho sợi hủ tiếu khô vào luộc, luộc từ 4 đến 6 phút thì vớt ra và xả lại dưới vòi nước lạnh để không bị dính chùm, để ráo nước.

Bua sang

Bước 6:

- Nồi nước dùng sau khi hầm khoảng từ 1 tiếng trở lên, bạn nêm nếm lại gia vị tùy theo sở thích của bạn.

- Đun nóng một ít màu dầu điều, phi hành đến khi vàng đều thì nhấc nồi ra khỏi bếp.

Bua sang

Bước 7:

- Dùng thìa múc hỗn hợp mọc thả vào nồi xương, đun sôi và hành phi có lẫn cả dầu màu dầu điều ở bước 6 vào nồi xương, tiếp tục đun đến khi mọc chín.

Bua sang

Bước 8:

- Khi dùng cho hủ tiếu vào bát lớn, chan nước dùng và múc một ít mọc, thêm sườn non vào bát lớn, dùng kèm với rau và tương ớt.

Theo Vnexpress.net

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.