Brazil: Giáo dục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

GD&TĐ - Giáo dục đại học tư của Brazil là một trong những khu vực giáo dục tư lớn nhất trên thế giới. Nhu cầu giáo dục trong nước với sự hỗ trợ thích đáng của chính phủ các trường đại học tư vẫn tiếp tục mở rộng.

Brazil: Giáo dục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Trong cộng đồng giáo dục đại học truyền thống, hầu hết đều coi giáo dục tư là một lĩnh vực kinh doanh chứ không nằm trong kế hoạch quốc gia, và thường có cách nhìn tiêu cực về chất lượng của khu vực này.

Giáo dục đại học Brazil bắt đầu mở rộng vào năm 1996. Trước đó, số lượng tuyển sinh còn hạn chế và không đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Bước ngoặt là sự ra đời một quỹ tín dụng cho phép thanh niên vay tiền để học tập. Do đó, không nên nhầm lẫn sự phát triển của khu vực giáo dục tư nhân ở Brazil là kết quả của sự phát triển kinh doanh tư nhân nói chung, vì đó là kết quả đương nhiên của Kế hoạch Giáo dục Quốc gia (PNE).

Trên thực tế, đây là đặc điểm cốt lõi phân biệt giáo dục tư nhân ở Brazil với giáo dục tư nhân ở các nước khác, ví dụ như ở châu Âu. Các trường đại học tư nhân của Brazil là một bộ phận không thể tách rời, là công cụ và nhà cung cấp của PNE. Đây là một giải pháp sáng tạo kết hợp của các nhà lãnh đạo và các doanh nhân có trình độ học vấn cao nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt các cơ sở giáo dục đại học và vấn đề hòa nhập xã hội trong nước.

Bước nhảy vọt thứ hai diễn ra vào năm 2002, khi các khóa học công nghệ bậc đại học đầu tiên được đưa ra. Các khóa học này có thời hạn ngắn hơn, và tạo điều kiện tiếp cận với giáo dục đại học cho học sinh từ các tầng lớp xã hội có thu nhập thấp, hoặc các lớp “C” và “D”, đại diện cho hơn một nửa số học sinh Brazil. Các khóa học này được thị trường chấp nhận là giáo dục đại học và mở ra cho những học viên lớn tuổi, đã làm việc vài năm, trước đó không thể vào học đại học ngay sau khi tốt nghiệp trung học.

Đỉnh tăng trưởng tiếp theo là năm 2005, khi quỹ ProUni ra đời. Quỹ này cấp học bổng tại các trường tư thục cho sinh viên từ các gia đình ít đặc quyền. Học bổng được trao cho học sinh từ các gia đình có mức thu nhập tối đa bằng 1.5 mức lương tối thiểu. Việc điều chỉnh khoản vay của Quỹ Tài trợ Sinh viên (FIES) năm 2010, với việc giảm lãi suất và kéo dài thời gian trả vốn, đã làm tăng số lượng sinh viên mới từ 76 ngàn trong năm 2010 lên 732 ngàn vào năm 2014.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ