Bóng đá Việt Nam hưởng lợi nếu Indonesia rời AFF

GD&TĐ - Theo truyền thông xứ Vạn đảo, bóng đá Việt Nam sẽ hưởng lợi nếu Indonesia xin rút khỏi Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á.

Bóng đá Indonesia cân nhắc rời AFC sau trận thua U23 Việt Nam.
Bóng đá Indonesia cân nhắc rời AFC sau trận thua U23 Việt Nam.

Vừa qua, Trưởng đoàn bóng đá Indonesia - ông Sumardji tỏ ra vô cùng thất vọng với trọng tài Hiroki Kasahara, người cầm còi trận chung kết U23 Đông Nam Á 2023 giữa U23 Indonesia và U23 Việt Nam.

Ông Sumardji tỏ rõ sự bất mãn với nhiều quyết định của trọng tài Kasahara ở trận đấu này. Tâm điểm là việc hậu vệ Nguyễn Hồng Phúc của Việt Nam bị cho đánh nguội cầu thủ phía Indonesia.

Trên các trang mạng xã hội và diễn đàn bóng đá, người hâm mộ Indonesia vô cùng bức xúc.

Hashtag "GoodByeAFF" xuất hiện dày đặc trên mạng xã hội Indonesia, sau khi Chủ tịch CLB Madura United của Indonesia - ông Achsanul Qosasi - đưa ra lời khuyên Indonesia nên rời bỏ Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF), cụ thể là AFF Cup trước mắt để phản đối sự bất công.

Ông Qosasi viết trên Instagram: "Nếu cầu thủ này không bị AFF trừng phạt, Indonesia nên xem xét việc rút khỏi mọi giải đấu của AFF trong tương lai".

Tuyên bố của ông Qosasi được đông đảo cổ động viên Indonesia hưởng ứng. Ngay cả ông Sumardji cũng tỏ ra đồng tình với quan điểm của người đồng hương.

Liên quan tới vấn đề này, sáng 29/8, trang Okezone (Indonesia) đăng bài viết có tiêu đề: “3 quốc gia hưởng lợi nếu tuyển Indonesia vắng mặt ở AFF Cup”. Theo cây bút Ramdani Bur, 3 quốc gia gồm Việt Nam, Malaysia và Thái Lan sẽ “hưởng lợi” nếu các đội tuyển của Indonesia không tham dự những giải đấu do Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) tổ chức.

Mở đầu bài viết, trang Okezone nêu ra quan điểm: "Sau khi nhận được những phát quyết tranh cãi từ trọng tài ở trận chung kết giải U23 Đông Nam Á, trưởng đoàn bóng đá Indonesia Hiroki Kasahara đã lên tiếng.

Ông cho rằng trọng tài đã không chính xác trong một số của trận đấu và Liên đoàn bóng đá Indonesia sẽ đánh giá lại khả năng tham gia của ĐTQG ở các giải đấu do AFF tổ chức. Nếu tuyển Indonesia vắng mặt, sẽ có một số quốc gia được hưởng lợi”.

Đề cập tới tuyển Việt Nam, trang Okezone cho rằng: “Các đội tuyển của Việt Nam vẫn là khắc tinh của tuyển Indonesia. Với đội tuyển quốc gia ở AFF Cup, tuyển Việt Nam cũng đã đánh bại tuyển Indonesia với tỷ số 2-0 ở bán kết lượt về AFF Cup 2022.

Tuy nhiên, trình độ của tuyển Việt Nam đang dần bị Indonesia bắt kịp. Lý do là bởi, trong khi phong độ thi đấu của tuyển Indonesia đang ngày càng tăng dần lên dưới sự dẫn dắt của HLV Shin Tae-yong thì thực tế tuyển Việt Nam vẫn đang chưa thể hiện được sự ấn tượng dưới sự dẫn dắt của HLV Philippe Troussier.

Vì vậy, tuyển Việt Nam sẽ được hưởng lợi rất lớn nếu tuyển Indonesia vắng mặt ở AFF Cup. Bởi lẽ, khi đó tuyển Việt Nam sẽ tăng thêm nhiều cơ hội để lần thứ ba đoạt được danh hiệu”.

Ở phần tiếp theo, Okezone cho rằng Malaysia và Thái Lan cũng sẽ hưởng lợi nếu Indonesia không tham dự AFF Cup.

“Lần đối đầu gần nhất giữa 2 đội tuyển quốc gia, Malaysia bị Indonesia đánh bại 4-1 ở AFF Cup 2020. Người hâm mộ bóng đá Malaysia chắc chắn không hài lòng với kết quả trên, và họ cho rằng tuyển Malaysia trở nên mạnh mẽ hơn kể từ khi được HLV Kim Pan-gon huấn luyện vào tháng 1/2022.

Có một điều chắc chắn, sự vắng mặt của tuyển Indonesia sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tuyển Malaysia giành được chiếc cúp thứ hai tại AFF Cup, bởi khi đó họ chỉ cần cạnh tranh với tuyển Việt Nam và Thái Lan để trở thành đội mạnh nhất.

Trong khi đó, tuyển Thái Lan từng có 6 lần đánh bại tuyển Indonesia ở chung kết AFF Cup. Tuy nhiên, trình độ của bóng đá Thái Lan đang bị bóng đá Indonesia bám đuổi.

Điều đó được chứng minh ở 2 giải gần nhất cho lứa U23, khi Thái Lan đều thất bại trước Indonesia. Thậm chí ở giải U23 Đông Nam Á 2023, U23 Thái Lan còn thua Indonesia ngay trên sân nhà.

Cần lưu ý rằng, U23 là tiền đề của đội tuyển quốc gia. Nếu không cải thiện, trình độ của bóng đá Thái Lan sẽ bị Indonesia vượt qua. Vì thế, nếu Indonesia rút khỏi AFF Cup, Thái Lan sẽ được hưởng lợi”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nga nạp tên lửa ICBM RS-24 vào giếng phóng.

Cường quốc toàn cầu thực sự?

GD&TĐ - Cựu sĩ quan Mikael Valtersson cho biết những thay đổi mới nhất trong học thuyết hạt nhân của Nga có thể được thực hiện vì hai lý do chính.