Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ, vũ khí này đã được thử nghiệm với nhiều cấu hình đầu đạn khác nhau.
Các bài kiểm tra đã chứng minh phạm vi hoạt động khoảng 100 km với "độ chính xác đến từng điểm".
Được biết, LRGB "Gaurav" là loại bom lượn hạng nặng 1.000 kg, được thiết kế và phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu Imarat, thuộc Viện nghiên cứu vũ khí và Trường bắn thử nghiệm chung ở Chandipur.
Nhà phát triển tuyên bố rằng các bài kiểm tra thành công sẽ mở đường cho việc đưa loại bom hàng không này vào sử dụng trong Không quân Ấn Độ.
Điều đáng chú ý là cuộc thử nghiệm đầu tiên của loại bom này đã được thực hiện vào tháng 12 năm 2014.
Tiếp theo tới năm 2021, phiên bản bom bay Gaurav được trang bị hệ thống dẫn đường bằng laser đã chứng minh đầy đủ đặc điểm thiết kế.

Tới tháng 2 năm 2025, có thông tin cho biết DRDO đã giới thiệu một trạm radar nội địa mới được phát triển cho máy bay chiến đấu Su-30MKI do Nga sản xuất tại triển lãm hàng không Aero India 2025.
Hệ thống này được DRDO định vị là ví dụ hiện đại về trạm radar trên không 4 tọa độ (4D) với ăng ten mảng pha chủ động (AESA).
Các nhà phát triển đặc biệt chú ý đến việc sử dụng bóng bán dẫn gali nitride, có hiệu suất cao hơn, mức tiêu thụ điện năng thấp hơn và tính chất nhiệt tốt hơn so với các thế hệ vật liệu trước đây.
Ăng ten có đường kính 950 mm chứa 2.400 module thu phát, sẽ cải thiện đáng kể tốc độ quét và cho phép theo dõi mục tiêu hiệu quả hơn, bao gồm cả việc sử dụng công nghệ tàng hình. Phạm vi phát hiện mục tiêu trên không được công bố, chẳng hạn như máy bay chiến đấu, là 300 - 400 km.
DRDO việc phát triển trạm radar hàng không đã hoàn tất. Giai đoạn tiếp theo đối với các chuyên gia sẽ là chế tạo nguyên mẫu đầu tiên, sau đó lên kế hoạch thử nghiệm, dự kiến vào năm 2028.
Không quân Ấn Độ có kế hoạch sử dụng trạm radar mới trong quá trình hiện đại hóa 84 máy bay Su-30, dự kiến sẽ được thực hiện tại doanh nghiệp Hindustan Aeronautics Limited (HAL).