'Bom lượn Nga chính xác hơn JDAM'

GD&TĐ -Theo Alexei Leonkov, lực lượng Ukraine khiếp sợ trước khả năng tấn công hiệu quả của bom lượn Nga và họ không có thuốc giải độc với vũ khí này.

Đối phó với bom Nga đang là bài toán chưa có lời giải không chỉ với Ukraine.
Đối phó với bom Nga đang là bài toán chưa có lời giải không chỉ với Ukraine.

Mỹ không phải là quốc gia duy nhất có thể sử dụng vệ tinh GPS để dẫn đường chính xác cho bom tấn công vào mục tiêu. Nga đã chuyển đổi bom trọng lực, kiểu JDAM, thành vũ khí dẫn đường chính xác.

Hiện nay, bom lượn của Không quân Nga đã có tác dụng đáng kinh ngạc trong chiến dịch đặc biệt ở Ukraine.

Truyền thông phương Tây đã chuyển sự chú ý sang một loại vũ khí khác của Nga đang được sử dụng ở Ukraine, nêu bật mức độ lo sợ của lực lượng Ukraine: FAB-500 và UPAB-1500, loại vũ khí sau này được người Ukraine gọi là KAB.

Những quả bom lượn khổng lồ, có thể mang đầu đạn nặng tới 2.000 pound, được biết đến là một thách thức không thể vượt qua với lực lượng phòng không Ukraine.

Với vũ khí này, phi công Nga có thể thả chúng cách xa chiến tuyến nhưng tấn công vẫn rất chính xác.

Như cả quân nhân Nga và Ukraine đã chứng thực, những quả bom lượn đã đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn cái gọi là cuộc phản công của Ukraine, vốn phải mất nhiều tháng và số lượng binh sĩ khủng khiếp mới tiến được vài km về phía nam.

Alexei Leonkov, nhà phân tích quân sự và biên tập viên của Arsenal Otechestva (Arsenal of the Fatherland), nói rằng các loại vũ khí này vừa là giải pháp thiết thực, vừa là vũ khí hiệu quả, đó là lý do khiến đối phương rất sợ chúng.

"Thực tế là các hệ thống phòng không mà Ukraine nhận được dưới dạng hỗ trợ quân sự từ các nước NATO không thể bảo vệ trước loại vũ khí này, bởi bom lượn không tạo ra tín hiệu mà chúng bay theo quỹ đạo lượn.

Những quả bom lượn này được chế tạo từ những quả bom thông thường bằng cách bổ sung thêm một thiết bị đặc biệt - cái gọi là đôi cánh. Có những loại bom có ​​thể điều chỉnh được, chúng có đầu đạn nặng 500 hoặc 1.500 kg", ông nói.

Theo cách đó, bom lượn FAB-500 về cơ bản giống với bộ JDAM của Mỹ được sử dụng để biến bom thông thường thành đạn dẫn đường.

"Loại bom này được sử dụng ở những khu vực có mục tiêu kiên cố như công sự và ở những nơi trong 'vùng xám' nơi kẻ thù đang cố gắng tập trung các đơn vị nhằm tiếp cận tuyến phòng thủ đầu tiên của chúng ta.

Không có cách nào ngăn chặn được loại đạn này. Bởi theo lý thuyết, khi chúng tấn công mục tiêu có độ chính xác gần như tuyệt đối.

Bất kỳ hiện phương Tây và Kiev không có hệ thống nào có thể xác định những quả bom này và bắn hạ chúng", ông nói và lưu ý rằng hiện Nga có những hệ thống như vậy.

Leonkov giải thích cách hoạt động của bom chi tiết hơn và lưu ý rằng chúng thực sự còn chính xác hơn JDAM của người Mỹ.

"Đây là những quả bom được sử dụng để tấn công các vị trí quân sự của Ukraine. Đây là phiên bản nâng cấp của bom rơi tự do thông thường, nó chỉ đơn giản bổ sung thêm cơ chế thích hợp để biến một quả bom thông thường thành đạn có thể bay quãng đường từ 30 đến 50 km và tấn công chính xác hơn rất nhiều vào mục tiêu", chuyên gia Nga giải thích.

Leonkov lưu ý rằng việc chuyển đổi bom không dẫn đường thành đạn dẫn đường mang lại "khoản tiết kiệm lớn", vì việc sản xuất bom dẫn đường chuyên dụng có chi phí cao hơn đáng kể và FAB-500 vẫn tấn công mục tiêu một cách chính xác nhờ có máy tính bổ sung, tự động điều chỉnh đường bay.

Máy tính đó hoạt động với một thiết bị có tên SVP-24, được đặt trên máy bay mang thả, có chức năng tính toán quỹ đạo chính xác để phi công triển khai quả bom một cách chính xác.

"Hiện nay Nga có một loại bom lượn đặc biệt được biết đến với tên gọi UPAB-1500B, đây là loại bom dẫn đường trên không, nặng 1,5 tấn. Nó được sản xuất bởi Region, một công ty thuộc Tập đoàn Vũ khí Tên lửa Chiến thuật.

So với bom dẫn đường của Mỹ, chúng khác nhau về giá cả và độ chính xác khi sử dụng. Chính vì vậy, lực lượng vũ trang Nga có thể khai thác loại vũ khí này với số lượng lớn hơn nhiều so với đối thủ.

Bom lượn của Nga có độ lệch trung bình của chúng so với điểm mục tiêu không quá 10 mét và có thể bay lượn với đoạn đường tới 50km.

Điều đó có nghĩa là khi quả bom này được triển khai trong chiến dịch đặc biệt, máy bay không bị hệ thống phòng không của đối phương đe dọa, bởi Kiev chỉ sở hữu hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn đến tầm trung", chuyên gia Nga nói

Ông Leonkov cho biết thêm, những quả bom này đã có tác động lớn đến chiến trường, phá hủy các vị trí kiên cố của đối phương mà trước đây từng gây khó khăn cho lực lượng mặt đất.

"Khi những quả bom này bắt đầu được sử dụng, tình hình bắt đầu thay đổi đáng kể.

Thứ nhất, những khu vực kiên cố ngay lập tức bị phá hủy, và thứ hai, đầu đạn như trong UPAB-1500 phá hủy loại kết cấu kiên cố của hàng loạt mục tiêu.

Những quả bom UPAB-1500 đã được sử dụng trong quá trình giải phóng Artemovsk, khi đối phương chiếm giữ một tòa nhà kiên cố trong khu dân cư, biến nó thành một pháo đài bất khả xâm phạm.

Và với một cuộc tấn công của UPAB, tòa nhà dân cư này đã bị san bằng, chôn vùi tất cả", học giả tiết lộ.

Clip bom lượn Nga tấn công mục tiêu quân sự Ukraine.

Leonkov cũng lưu ý rằng các vũ khí như UPAB-500 và FAB-500 sẽ lấp đầy một khoảng trống quan trọng, giúp tiết kiệm các vũ khí đắt tiền và có giá trị như tên lửa hành trình Kalibr và vũ khí siêu thanh Kinzhal, Zircon cho các nhiệm vụ khó khăn và chuyên biệt hơn.

"UPAB-1500 hoặc FAB-500 tất nhiên rẻ hơn Kalibr. Và nếu bạn có thể đạt được kết quả với loại đạn rẻ hơn thì bạn nên sử dụng chúng. Với một số mục tiêu mà bom lượn ít hiệu quả, lập tức tên lửa Kalibr, Kinzhal và Zircon sẽ được sử dụng", chuyên gia Nga kết luận.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.