Bộ Y tế hướng dẫn phòng bệnh, an toàn thực phẩm nơi có bão lũ

GD&TĐ - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế đưa ra lời khuyên về những việc cần làm trước và sau bão, an toàn thực phẩm và phòng bệnh sau mưa bão.

Cụ thể, trước cơn bão, cần tuân theo các lệnh di tản, kiểm tra các vật phẩm trong tủ y tế của gia đình bạn, di chuyển tới khu vực cao hơn nếu bạn sống ở vùng thấp ven biển, tích trữ thực phẩm có thể để lâu được, tích trữ nước sạch, theo dõi và cập nhật tin tức mới nhất về bão.

Lời khuyên sau khi bão tan: Tránh nước lũ, rửa tay thường xuyên, đi ủng, uống nước đóng chai, dùng viên khử trùng nước hoặc đun sôi nước trong ít nhất 1 phút.

Những việc cần làm sau bão: cần coi chừng xung quanh đường dây điện bị đứt, cây hoặc các công trình bị đổ. Giữ khô và ấm cơ thể. Hãy cẩn thận, đồ ăn thực phẩm trong tủ lạnh có thể bị hỏng nếu mất điện. Tuân thủ các hướng dẫn của chính phủ, cơ quan địa phương.

Về an toàn thực phẩm khi lũ lụt xảy ra và đối với người dân ảnh hưởng do bão, người dân cần lưu ý những điều sau để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm:

Rửa tay sạch. Giữ khu vực nấu ăn và dụng cụ chuẩn bị thực phẩm luôn sạch sẽ.

Để riêng thực phẩm đã nấu chín và thực phẩm tươi sống. Tách riêng những thực phẩm bị ngấm nước mưa.

Đun nấu kỹ thực phẩm.

Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn.

Sử dụng nước sạch và thực phẩm an toàn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường THCS Yên Thái (Yên Định - Thanh Hóa) nơi có nhiều giáo viên đang 'mỏi mòn' chờ nhận chế độ dạy học sinh khuyết tật.

Giáo viên 'mỏi mòn' chờ phụ cấp

GD&TĐ - Nhiều giáo viên ở huyện Yên Định phản ánh đến Báo GD&TĐ, về việc chưa được hưởng chế độ dạy học sinh khuyết tật (giai đoạn 2012 - 2021)...

Một dự án khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo được trưng bày tại Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII. Ảnh: Lê Nam

Tháo 'điểm nghẽn' khởi nghiệp

GD&TĐ - Khát vọng khởi nghiệp trong sinh viên chưa bao giờ thiếu, nhưng hành trình hiện thực hóa ý tưởng còn nhiều điểm nghẽn...