Bộ Y tế đề nghị Hà Nội hỗ trợ 20 đội cấp cứu thường trực điểm tiêm vắc xin COVID-19 ở Bắc Giang

GD&TĐ - Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo các bệnh viện trên địa bàn tổ chức 20 đội cấp cứu thường trực cấp cứu tại các điểm tiêm chủng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (bắt đầu từ ngày 1/6 đến khi hoàn thành đợt tiêm).

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Ngày 31/5, Bộ Y tế có Công văn số 4414/BYT-KCB gửi Giám đốc Sở Y tế Hà Nội về việc hỗ trợ tỉnh Bắc Giang triển khai tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

Theo đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, tỉnh Bắc Giang sẽ triển khai tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo các bệnh viện trên địa bàn tổ chức 20 đội cấp cứu (mỗi đội 1 bác sĩ và 2 điều dưỡng, 1 xe cứu thương), thường trực cấp cứu tại các điểm tiêm chủng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (bắt đầu từ ngày 1/6 đến khi hoàn thành đợt tiêm, khoảng 7-10 ngày).

Bộ Y tế cũng đề nghị Sở Y tế chỉ đạo các bệnh viện sẵn sàng tiếp nhận, thu dung điều trị các trường hợp gặp phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 được chuyển đến do vượt quá khả năng điều trị tại chỗ.

Bộ Y tế cũng đề nghị Sở Y tế Hà Nội quan tâm triển khai sớm, đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch cấp thiết tại tỉnh Bắc Giang.

Về triển khai tiêm vắc xin, tỉnh Bắc Giang được Chính phủ ưu tiên phân bổ 150.000 liều. Tỉnh đã xây dựng kế hoạch để có thể sử dụng hết số vắc xin này trong một tuần và quyết tâm chạy đua với thời gian để tiêm cho công nhân sớm quay trở lại làm việc.

Để thực hiện được kế hoạch này, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương đề xuất Bộ Y tế hỗ trợ 200 điều dưỡng, kỹ thuật viên phục vụ tiêm phòng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một hoạt động giáo dục, hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển hòa nhập Hoa Xuyến Chi. Ảnh: Sỹ Điền

Kiến tạo tương lai cho trẻ tự kỷ

GD&TĐ - Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cần có giải pháp về giáo dục hòa nhập, hướng nghiệp cho những trẻ yếu thế...

Dạy trẻ biết tự đưa ra quyết định cho bản thân để trẻ lớn lên có chính kiến. Ảnh minh họa: INT.

Trao quyền cho con

GD&TĐ - Nếu quyết định của con không có kết quả tốt, trẻ nên biết rằng tự bản thân sẽ phải chịu trách nhiệm về kết quả của mỗi lựa chọn.