Bộ Văn hoá Thể thao Du lịch giải thích quy định phạt người "tập thể thao khiêu dâm"

Ngày 1/8, Phó chánh thanh tra Phạm Xuân Phúc cho hay phạt là để răn đe việc xuất hiện một số môn thể thao trái thuần phong mỹ tục.

Bộ Văn hoá Thể thao Du lịch giải thích quy định phạt người "tập thể thao khiêu dâm"

Nghị định 46/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/8 đã nêu nhiều mức phạt với hành vi trái đạo đức và văn hóa trong thi đấu, luyện tập thể thao. Trong đó, điều 7 quy định: Hành vi sử dụng các bài tập, môn thể thao hoặc các phương pháp tập luyện, thi đấu mang tính chất khiêu dâm, đồi trụy, kích động bạo lực, trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng.

Tại họp báo thường kỳ do Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch tổ chức sáng nay, ông Phạm Xuân Phúc (Phó chánh Thanh tra Bộ Văn hoá Thể thao Du lịch) giải thích nội dung trên được xây dựng trên cơ sở kế thừa các quy định trước đây, chứ không phải là mới.

"Chúng tôi thấy có một số môn thể thao mới xuất hiện ở nước ta trái thuần phong mỹ tục, không phù hợp văn hoá Việt Nam như yoga khoả thân. Một số bài tập dưỡng sinh có tên Suối nguồn tươi trẻ cũng bị biến tướng, ăn mặc, động tác phản cảm", ông Phúc nói và cho rằng đưa ra quy định là nhằm "răn đe là chính chứ không phải để chăm chăm xử phạt".

Ông thừa nhận nhà chức trách sẽ khó xử phạt hành chính với những hành vi này.

Ông Phạm Xuân Phúc. Ảnh: VT.

Ông Phạm Xuân Phúc. Ảnh:VT.

Từ 6 năm trước, tại Nghị định 158/2013, Chính phủ đã quy định xử phạt việc "tập luyện, thi đấu thể thao mang tính chất khiêu dâm, đồi trụy"... Mức phạt và hành vi nêu tại điều 7 của Nghị định 46/2019 không thay đổi so với điều 29 Nghị định 158/2013, chỉ bổ sung chế tài "đình chỉ việc tham dự giải đấu thể thao từ 3 đến 6 tháng" với người vi phạm.

Với việc áp dụng Nghị định 46/2019, Nghị định 158/2013 sẽ hết hiệu lực. Chính phủ quy định Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức thi hành.

Với những vi phạm hành chính xảy ra trước ngày Nghị định có hiệu lực thi hành (1/8) mà sau đó mới được phát hiện hoặc đang xem xét thì áp dụng quy định có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm.

Thẩm quyền xử phạt các vi phạm thuộc về cơ quan thanh tra chuyên ngành, UBND và Công an nhân dân các cấp, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển.

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tên lửa đạn đạo phi hạt nhân mới “Oreshnik” của Nga

'Mục tiêu nóng' đang chờ Oreshnik?

GD&TĐ -Nga được cho là đã biên soạn một danh sách các địa điểm quân sự quan trọng của Kiev sẽ bị nhắm mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo của cuộc xung đột.