Phối hợp để giám sát thực hiện các vấn đề về giáo dục dân tộc
3 nhiệm vụ của Vụ Giáo dục Dân tộc
Tham mưu cho Bộ trưởng để triển khai, thực hiện tốt các chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội những vấn đề có liên quan đến giáo dục dân tộc.
Trực tiếp theo dõi một số trường dân tộc. Trước mắt rà soát và theo dõi, quản lý các trường dân tộc mà Bộ GD&ĐT chủ quản.
Cùng tham dự buổi làm việc có Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa; cán bộ, chuyên viên Vụ Giáo dục Dân tộc và lãnh đạo văn phòng, các cục, vụ chức năng thuộc Bộ.
Giáo dục dân tộc nói chung, đặc biệt giáo dục các bậc học ở các đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng là một trong những nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, ngành Giáo dục rất ưu tiên.
Khẳng định điều này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ghi nhận những cố gắng, nỗ lực của vụ Giáo dục Dân tộc cũng như các đơn vị vụ, cục, văn phòng phối hợp.
Bộ trưởng cũng chia sẻ về việc Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ về giáo dục dân tộc trong bối cảnh nhiều khó khăn, phức tạp…
Đồng thời, Bộ trưởng thẳng thắn chỉ ra các bất cập, như: Thời gian tập trung cho quản lý nhà nước về giáo dục dân tộc còn ít so với yêu cầu; phân công, phân nhiệm giữa các vụ bậc học với Vụ Giáo dục Dân tộc chưa thực sự rõ nét, dẫn đến công tác phối kết hợp đôi khi chồng chéo; chưa thực sự sâu sát vào thực tiễn; quản lý hành chính, giải quyết những vướng mắc, tồn đọng, bất cập còn chậm; đôi khi chưa chủ động tham mưu, đề xuất... Chính vì vậy, chất lượng thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước còn chưa rõ, mất nhiều công sức nhưng hiệu quả chưa cao.
Bộ trưởng đề nghị Vụ Giáo dục Dân tộc làm đầu mối phối hợp với các cục, vụ, văn phòng, đơn vị liên quan, rà soát đánh giá một cách hết sức nghiêm túc về thực trạng giáo dục dân tộc, cả về mặt chuyên môn và thực hiện chủ trương, đường lối của Nhà nước.
Cùng đó, rà soát thực trạng hoạt động của các trường dân tộc, đặc biệt là những trường do Bộ GD&ĐT chủ quản; phối hợp với địa phương thông qua Sở GD&ĐT và các vụ, bậc học để đề xuất mô hình trường dân tộc bậc phổ thông cho hợp lý và kết quả là thông tư hướng dẫn địa phương để quy hoạch dồn các điểm trường.
“Vụ Giáo dục Dân tộc là đầu mối, làm việc với các vụ, bậc học, đặc biệt là Vụ Giáo dục Đại học, phối hợp với Ủy ban Dân tộc, Hội đồng Dân tộc, chuẩn bị một buổi làm việc với nội dung tăng cường năng lực cho Học viện dân tộc” – Bộ trưởng yêu cầu.
Để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ, Bộ trưởng đặc biệt chú trọng vấn đề phối hợp giữa Vụ Giáo dục Dân tộc với các vụ, bậc học. Trong đó, Vụ Giáo dục Dân tộc không can thiệp vào vấn đề chuyên môn của các vụ, bậc học, nhưng có trách nhiệm phối hợp để giám sát các vụ bậc học, địa phương trong thực hiện các vấn đề về giáo dục dân tộc.
Sau những chỉ đạo có tính chất định hướng, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cùng Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa và lãnh đạo Vụ Giáo dục Dân tộc, các vụ, cục liên quan cùng chia sẻ, trao đổi thẳng thắn, đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm thực hiện tốt công tác phối hợp cũng như nhiệm vụ được giao.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Vụ Giáo dục thường xuyên |
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhận định trong thời gian vừa qua, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, Vụ Giáo dục thường xuyên đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, một số việc tham mưu tốt cho Bộ trưởng liên quan đến chủ trương về Đề án xã hội học tập, học tập suốt đời gắn với Hội Khuyến học...; hình thành nên mạng lưới các trung tâm GDTX, cao hơn là các viện, đơn vị tổ chức bồi đắp kiến thức để đạt chuẩn...
Đồng thời, Bộ trưởng chỉ rõ: “Chúng ta vẫn chưa dành nhiều thời gian đúng mức, đúng tính chất quản lý nhà nước và bị phân tán nhiều bởi công việc có tính chất chỉ đạo sự nghiệp, đâu đó là hành chính; dẫn đến công việc rà soát, đánh giá, phát hiện vấn đề còn chậm.
Cần phải điều chỉnh lại theo hướng tăng thời gian, vị trí cho quản lý nhà nước; giảm thời lượng sự nghiệp, các hoạt động có tính chất đề án, dự án, tập huấn...".
Vụ Giáo dục thường xuyên được giao tham mưu, giúp việc cho Bộ trưởng quản lý lĩnh vực khó nhất trong các vụ, bậc học, bởi đối tượng vô cùng đa dạng, diễn ra mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin.
Từ phân tích trên, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng: Điều quan trọng là cần phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ. Theo đó, với Vụ Giáo dục thường xuyên, nhiệm vụ trước hết là tham mưu, giúp việc Bộ trưởng nhận diện được diễn biến của học thường xuyên; tham mưu Bộ trưởng đề xuất Trung ương, Chính phủ các chủ trương, dưới đó là các đề án để thực hiện xã hội học tập, học suốt đời.
Vụ Giáo dục thường xuyên cũng đóng vai trò tham mưu, giúp việc Bộ trưởng trong các đề án, dự án liên quan đến xã hội học tập; trong đó việc quan trọng là theo dõi, giám sát tình hình thực hiện, triển khai; phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát, bao gồm cả giám sát các địa phương, các tổ chức thực hiện Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ trưởng về giáo dục thường xuyên; không đi vào nghiệp vụ.
Chức năng tiếp theo của Vụ Giáo dục thường xuyên là giúp Bộ trưởng theo dõi, chỉ đạo trực tiếp các đơn vị có chức năng đào tạo về giáo dục thường xuyên mà Bộ GD&ĐT quản lý.
“Điều hết sức trọng tâm là Vụ Giáo dục thường xuyên cần tư vấn để Bộ trưởng tham mưu cho cấp trên hoặc tư vấn trực tiếp với Bộ trưởng nhằm thiết kế những cơ chế, chính sách, tạo môi trường tốt nhất cho mọi người tự học, học thường xuyên.
Tham mưu cho Bộ trưởng ra các thông tư, chỉ thị quản lý cho nề nếp, nâng cao chất lượng, nhân rộng điển hình tiên tiến, xử lý vấn đề trái với quy định” – Bộ trưởng nhấn mạnh thêm.
Sau những chỉ đạo có tính chất định hướng, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cùng Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, lãnh đạo Vụ Giáo dục thường xuyên và các vụ, cục liên quan chia sẻ, trao đổi, làm rõ những kiến nghị, đề xuất nhằm thực hiện tốt công tác phối hợp cũng như nhiệm vụ được giao.
4 nhiệm vụ Bộ trưởng giao vụ Giáo dục thường xuyên
Thứ hai: Rà soát các trung tâm, đơn vị đào tạo thường xuyên, trong đó phối hợp với các vụ bậc học chỉ đạo khảo sát kỹ những đơn vị mà Bộ GD&ĐT trực tiếp quản lý.
Thứ ba: Phối hợp rà soát nhanh, chọn tìm những vấn đề bất cập, nếu không giả quyết ngay sẽ gây bức xúc để giải quyết sớm; đồng thời, phát hiện mô hình tốt để làm gương nhân rộng.
Thứ tư: Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ đã nêu, điều chỉnh nhân sự, vị trí việc làm, chuẩn chức danh để đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với nhiệm vụ được giao...