Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giải bài toán chất lượng cho các trường sư phạm

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, các trường sư phạm phải giải được bài toán cấn đối giữa truyền thống và đổi mới; bài toán một bên là chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học đòi hỏi rất cao nhưng chi phí tài chính lại rất thấp.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ  trao quyết định bổ nhiệm lại Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhiệm kỳ 2017-2022 cho GS.TS Nguyễn Văn Minh
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ  trao quyết định bổ nhiệm lại Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhiệm kỳ 2017-2022 cho GS.TS Nguyễn Văn Minh

Ngày 10/7, tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã trao quyết định bổ nhiệm lại Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhiệm kỳ 2017-2022 cho GS.TS Nguyễn Văn Minh. Cũng tại đây, Bộ trưởng đã có những trao đổi về cơ hội, thách thức và giao nhiệm vụ cho các trường sư phạm cả nước.

Cần khai thác tốt những điểm mạnh

Chúc mừng GS.TS Nguyễn Văn Minh được bổ nhiệm lại cương vị Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm nhiệm kỳ 2017-2022, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức, đồng thời tin tưởng rằng, GS.TS Nguyễn Văn Minh sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, cùng tập thể sư phạm nhà trường xây dựng và củng cố vị trí “anh cả” trong hệ thống các trường sư phạm cả nước.

Bộ trưởng chia sẻ: “Ngành sư phạm đóng vai trò quan trọng, là cái nôi của ngành giáo dục, đào tạo ra những thầy giáo, cô giáo, những nhà khoa học, những nhà quản lý không chỉ trong ngành giáo dục mà còn cho nhiều lĩnh vực khác của đất nước. Qua đây, tôi muốn gửi lời cảm ơn, sự trân trọng tới các thầy, các cô qua các thời kỳ, các thế hệ của ngành sư phạm, trong đó Trường Đại học Sư phạm Hà Nội xứng đáng là đầu tàu, là niềm tự hào của hệ thống sư phạm cả nước”.

Nhìn nhận về những điểm mạnh của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay, Bộ trưởng cho rằng, đó là giá trị truyền thống được vun đắp qua nhiều thế hệ; là đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ cao hơn so với mặt bằng chung các trường đại học trong cả nước; là tinh thần hội nhập quốc tế của nhà trường và đội ngũ giảng viên; là những cựu sinh viên đang giữ những trọng trách quan trọng hay những giáo viên giỏi đang cống hiến trên khắp mọi miền tổ quốc; là thế hệ sinh viên hôm nay có đầu vào cao được lựa chọn từ những học sinh giỏi, say mê nghề nghiệp.

“Với những điểm mạnh như thế nếu biết trân trọng, biết khai thác đúng cách, đúng lúc sẽ tạo cho nhà trường một vị thế tốt, không chỉ trong hệ thống các trường sư phạm mà còn trong toàn hệ thống các trường đại học của các nước” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bên cạnh những điểm mạnh, hệ thống các trường sư phạm hiện nay không tránh khỏi những điểm yếu mà theo Bộ trưởng bao gồm: chất lượng quản trị nhà trường hạn chế; ngành nghề đào tạo chậm đổi mới; công tác nghiên cứu khoa học được quan tâm nhưng mới tập trung ở khoa học cơ bản mà chưa tập trung cho khoa học sư phạm, khoa học giáo dục; quá trình kết nối với các địa phương, các cơ sở giáo dục còn lỏng lẻo, nặng về hình thức.

Bộ trưởng đã chỉ ra những cơ hội đối với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói riêng và hệ thống các trường sư phạm nói chung trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo được coi là cơ hội lớn với các trường sư phạm trong đào tạo giáo viên các cấp đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Việc ngành giáo dục đang tiến hành rà soát, quy hoạch lại hệ thống các trường sư phạm trong cả nước theo hướng lấy một số trường làm trung tâm, các trường còn lại làm vệ tinh để thống nhất trong phương pháp, nội dung đào tạo cũng là cơ hội lớn để các trường thể hiện được năng lực, nâng cao chất lượng đào tạo.

Ngoài ra, quá trình triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận từ nội dung sang tiếp cận năng lực người học cũng đang tạo ra cho các trường sư phạm cơ hội rất lớn để đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo. Với lần đổi mới này sẽ có hàng triệu giáo viên cần được đào tạo lại, nhiệm vụ này được giao chính cho các trường sư phạm.

Tuy nhiên bên cạnh cơ hội, cũng không ít những thách thức đặt ra cho các trường sư phạm, theo Bộ trưởng, các trường sẽ phải giải được bài toán cấn đối giữa truyền thống và đổi mới; bài toán một bên là chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học đòi hỏi rất cao nhưng chi phí tài chính lại rất thấp.

Tăng tính thực hành, thực tế trong chương trình đào tạo

Trước cơ hội và thách thức, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cần rà soát chiến lược phát triển của nhà trường. Trong đó xác định rõ sứ mạng của trường không phải chỉ là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học giáo dục hàng đầu mà còn có trách nhiệm đóng vai trò đầu tàu trong hệ thống các trường sư phạm cả nước, có sứ mạng thực hiện tích cực, nòng cốt và thành công Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo.

 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ ra những cơ hội và thách thức của các trường sư phạm hiện nay
 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ ra những cơ hội và thách thức của các trường sư phạm hiện nay

Từ đó, xác định tầm nhìn của trường là phát triển thành trường đại học nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực về khoa học sư phạm, khoa học giáo dục trước hết xứng tầm quốc gia sau đó là vươn ra khu vực và quốc tế. Quan trọng hơn là Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cần tạo lập vị thế của một trường tâm điểm, sáng tạo, truyền dẫn kết nối trong hệ thống các trường sư phạm cả nước.

Trong chiến lược phát triển nhà trường cần đưa ra các giải pháp cụ thể, không chung chung, cần chia ra từng giai đoạn cụ thể, 5 năm, 10 năm, có lộ trình bước đi chắc chắn.

“Thời gian tới các trường sư phạm phải rà soát chương trình đào tạo, bám thật sát vào chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, căn chỉnh lại, tăng tính thực hành, thực tế, giảm tính hành lâm, không thiết thực. Đầu tư sâu thêm vào những ngành mới, những môn học mới xuất hiện ở bậc học phổ thông để đưa vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Có như thế chất lượng đào tạo cũng như vị thế của hệ thống các trường sư phạm mới được nâng lên đúng tầm” - Bộ trưởng nêu rõ.

Ngoài ra, các trường cũng cần tập trung cho công tác nghiên cứu khoa học làm nền tảng để nâng cao chất lượng đào tạo, trong đó cần hình thành nên những nhóm nghiên cứu. Đồng thời đổi mới áp dụng quản trị đại học, mạnh dạn cơ cấu lại, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, người theo việc, chuẩn vị trí chức danh, tránh trường hợp một nhà khoa học giỏi chưa chắc đã là một nhà quản lý giỏi.

“Tôi cho rằng, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng như các trường sư phạm trong cả nước cần quan tâm tới đội ngũ cán bộ giảng viên, có chế độ đãi ngộ cho các nhà khoa học bằng các hình thức phù hợp. Lưu ý tránh trường hợp trường có thể có nhiều thầy cô giỏi nhưng nhà trường lại không mạnh bởi có một bộ phận thầy cô không thực sự tâm huyết, thực sự gắn bó, đặc biệt là khi quá trình liên kết đào tạo đang diễn ra mạnh mẽ” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chỉ đạo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và các trường sư phạm tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng, lấy đó làm cơ sở tiến hành những bước củng cố, đầu tư tiếp theo. Bộ trưởng yêu cầu việc rà soát, đánh giá thực trạng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phải hoàn thành trước ngày 30/9/2017.

Theo dantri

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.