"Tôi tin chắc rằng thỏa thuận có thể được cứu vãn nếu châu Âu bắt đầu thực hiện nghĩa vụ của mình", ISNA trích dẫn lời nhà ngoại giao. Theo ông Zarif, "Tehran sẽ hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ của mình nếu người châu Âu thực hiện những gì họ đã nói trong ba cuộc họp ở cấp bộ trưởng."
Ông nói thêm rằng "lệnh cấm vận vũ khí [từ Iran] sẽ được dỡ bỏ tự động". "Chúng tôi hiểu rằng không thể được tin tưởng được ai trong vấn đề này, do đó [thủ tục dỡ bỏ lệnh cấm vận] sẽ được tự động thực thi", nhà ngoại giao nói.
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt đối với Tehran sau khi đơn phương rút khỏi Kế hoạch hành động toàn diện chung cho Chương trình hạt nhân Iran vào ngày 8 tháng 5 năm 2018. Theo phía Iran, các bên còn lại của thỏa thuận, chủ yếu là các nước châu Âu, không tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ của họ, vì vậy ở thời điểm hiện tại, thỏa thuận không có ý nghĩa gì.
Năm 2015, nghị quyết số 2231 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã được thông qua nhằm hỗ trợ cho thỏa thuận về chương trình hạt nhân Iran, theo đó tất cả các lệnh trừng phạt đối với Tehran từ năm 2006 đến 2010 đều chấm dứt. Cùng với đó, lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran sẽ có hiệu lực trong vòng 5 năm sau khi thông qua nghị quyết, thỏa thuận sẽ hết hiệu lực vào tháng 11 năm 2020.