Bộ trưởng Bộ Y tế: “Cấp chứng chỉ suốt đời thì không có động lực cho bác sĩ”

GD&TĐ - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: “Tính đến thời điểm hiện tại, có lẽ chỉ mỗi Việt Nam là nước duy nhất không thi cấp chứng chỉ hành nghề. Vì vậy, không đánh giá được chất lượng bác sĩ khi ra trường".

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.

Tại buổi thảo luận tại tổ về Dự án Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) chiều 26/5, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, dự thảo Luật sửa đổi lần này có nhiều sự thay đổi rất căn bản với mục tiêu Nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân; đảm bảo phát triển công bằng giữa cơ sở Nhà nước và tư nhân.

Người đứng đầu Bộ Y tế nói: “Chúng tôi đưa ra được những điểm với mong muốn lớn nhất là nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân cả nước. Đó cũng là lý do vì sao trong dự thảo Luật là lấy người dân làm trung tâm”.

Tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã làm rõ một số vấn đề, trong đó có việc thi cấp chứng chỉ hành nghề.

Về vấn đề này, Bộ trưởng cho hay: “Tính đến thời điểm hiện tại, có lẽ chỉ mỗi Việt Nam là nước duy nhất không thi cấp chứng chỉ hành nghề. Chúng ta cứ học xong rồi thực tập 18 tháng, căn cứ trên những hồ sơ, giấy tờ cấp chứng chỉ hành nghề. Vì vậy, không đánh giá được chất lượng của các bác sĩ khi ra trường như thế nào”.

Hiện nay nước ta có 27 trường đào tạo khối ngành y, chất lượng đào tạo của các trường khác nhau. Nhưng, muốn đảm bảo công bằng trong khám, chữa bệnh thì chất lượng là một trong những yếu tố quan trọng. Chính vì vậy, theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, cấp chứng chỉ hành nghề bước đầu phải đảm bảo chuẩn chung của một bác sĩ. Hiện nước ta chưa có chuẩn chung trong chất lượng nên trong dự thảo Luật xây dựng chuẩn năng lực nghề nghiệp của các bác sĩ và các đối tượng khác.

Làm rõ thêm vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói: “Việc cấp chứng chỉ hành nghề bắt buộc phải tham dự các kỳ thi và có giá trị trong vòng 5 năm. Nhưng để đảm bảo cho việc thuận lợi cũng như tạo mọi điều kiện, đặc biệt để khuyến khích với người bác sĩ khi ra hành nghề thì phải nâng cao năng lực, phải học tập suốt đời.

Vì vậy, trong dự thảo luật chúng tôi đưa ra 2 cách thức có thể cấp: Một là trong giai đoạn 5 năm đó có thể tham gia các hội thảo, chuyển giao các kỹ thuật, có thể triển khai những chuyên môn mới. Hai là, nếu như không có những yếu tố trên thì bắt buộc phải học lại, như vậy chúng ta đảm bảo rằng, một bác sĩ khi ra trường, tốt nghiệp là đã có thể hành nghề được, trong quá trình đó thì năng năng lực bác sĩ hành nghề sẽ được nâng lên.

Đây là điều mà chúng tôi mong muốn, còn nếu bây giờ cấp chứng chỉ suốt đời thì không có động lực cho người bác sĩ phải học. Đó là lý do vì sao lần này chúng tôi đưa ra việc cấp chứng chỉ hành nghề đối với bác sĩ trước, sau đó mới đến các đối tượng khác, bởi lẽ dẫu sao bác sĩ có nhiều chuẩn quốc tế người ta đã có. Nếu làm được như vậy thì chúng ta đã hội nhập đối với quốc tế”.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng nhắc đến Hội đồng Y khoa và trên thế giới hầu hết các nước áp dụng theo mô hình này và nhiều nước không phải cơ quan nhà nước cấp chứng chỉ mà do các hội nghề nghiệp.

“Chúng tôi đã tham khảo, đồng thời thực hiện theo Nghị quyết TW 20 là giao Hội đồng Y khoa Quốc gia trong vấn đề đánh giá năng lực nghề nghiệp và cấp chứng chỉ hành nghề. Nhưng, giao ngay thì lại không giải quyết được bài toán thực tiễn, đặc trưng quản lý là do các cơ quan quản nhà nước. Nên chúng tôi đưa ra lộ trình là Hội đồng Y khoa Quốc gia sẽ phải xây dựng ngân hàng các câu hỏi, anh đưa ra đánh giá năng lực đó”, Bộ trưởng nói.

Đối với các cơ quan Nhà nước, Bộ Y tế phải xây dựng những trung tâm đánh giá năng lực nghề nghiệp tại các khu vực, trên cơ sở đó người hành nghề sẽ tự tham gia các kỳ thi được tổ chức hàng năm, năm nay không thi có thể sang năm thi.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết thêm, trong Hội đồng Y khoa đưa vào không chỉ dành cho dân y mà có cả quân y, y tế của công an và trách nhiệm của quân đội cùng tham gia Hội đồng Y khoa xây dựng bộ ngân hàng câu hỏi có đặc trưng riêng của quân đội.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định: “Nếu cấp chứng chỉ suốt đời thì không có động lực cho bác sĩ. Đó là lý do vì sao lần này chúng tôi đưa ra việc cấp chứng chỉ hành nghề đối với bác sĩ trước, sau đó mới đến các đối tượng khác”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.