Bổ sung gần 2.000 tỉ đồng mua bù gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ người dân khó khăn do dịch

GD&TĐ - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị sử dụng 2.199 tỉ đồng để mua bù gạo dự trữ quốc gia đã xuất cấp để viện trợ, cứu trợ và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Ngày 7/9, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký Nghị quyết số 296/NQ-UBTVQH15 về việc bổ sung kinh phí mua bù gạo dự trữ quốc gia đã xuất cấp để viện trợ, cứu trợ và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19.

Nghị quyết quyết nghị sử dụng 2.199 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2021 để mua bù 172.889,47 tấn gạo dự trữ quốc gia đưa vào dự trữ quốc gia theo đề xuất của Chính phủ tại Tờ trình số 30/TTr-CP ngày 4/9/2021.

Nghị quyết giao Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành hữu quan, các địa phương triển khai thực hiện và quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia đúng mục đích, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, đạt hiệu quả cao.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ giám sát, kiểm toán, thanh tra việc thực hiện Nghị quyết này.

Trước đó, ngày 5/9, Tổng cục Dự trữ nhà Nước cho biết, đến nay, các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực đã xuất cấp, bàn giao hơn 42.443 tấn gạo dự trữ quốc gia để hỗ trợ người dân gặp khó khăn bởi dịch Covid-19 ở 24 tỉnh, thành phố tại miền Trung, Tây Nguyên và phía Nam.

Theo Tổng cục Dự trữ nhà Nước, các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực đã kiểm tra chất lượng gạo, niêm phong mẫu rồi mới tiến hành xuất gạo cho các nhà thầu vận tải theo “luồng xanh” để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. Hiện tại một số Cục Dự trữ Nhà nước đã hoàn thành trước hạn 100% nhiệm vụ được giao.

Các đơn vị thực hiện giao nhận gạo đúng thời gian, địa điểm quy định, chất lượng gạo cũng luôn được quan tâm làm tốt, từ bảo quản hàng dự trữ quốc gia, đến khâu xuất cấp gạo.

Tổng cục Dự trữ nhà Nước cho biết, toàn bộ số gạo trên đã được các sở, ban, ngành địa phương kịp thời đưa tới tận tay hàng chục nghìn người dân ở nhiều khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, đặc biệt là người dân ở các khu vực phải thực hiện phong tỏa, cách ly y tế, bị ngừng việc, mất việc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...