Bỏ quy định mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi là hợp lý

GD&TĐ - Việc mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi không giúp thí sinh hoàn thành bài thi tốt hơn. Ngoài ra, còn ảnh hưởng đến các thí sinh khác. 

Thí sinh vui vẻ rời phòng thi, tại hội đồng thi Trường THPT Lý Thường Kiệt (TP Thanh Hóa).
Thí sinh vui vẻ rời phòng thi, tại hội đồng thi Trường THPT Lý Thường Kiệt (TP Thanh Hóa).

Đây là chia sẻ của nhiều giáo viên và học sinh các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Quy định rất hợp lý

Cô Hà Thị Khuyên, giáo viên (GV) giảng dạy môn Ngữ văn, Trường THPT Quan Sơn (huyện Quan Sơn, Thanh Hóa) cho hay, việc thí sinh mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi cũng không mang lại tác dụng gì, bởi mọi thứ trong phòng thi đều được thực hiện rất nghiêm túc, đúng quy chế thi.

“Với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác coi thi, tôi cho rằng Bộ GD&ĐT bỏ quy định mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi là rất hợp lý. Đối với kỳ thi quan trọng như thi tốt nghiệp THPT, tất cả các giám thị coi thi đều được quán triệt về việc thực hiện nghiêm túc quy chế thi”, cô Khuyên chia sẻ.

Cũng theo cô Khuyên, trước khi kỳ thi diễn ra, các trường đều tổ chức họp hội đồng sư phạm. Tại cuộc họp này, GV sẽ được phổ biến quy chế thi, vì vậy các thầy, cô đều nắm chắc các quy định.

Ngoài ra, tại các hội đồng thi, chủ tịch hội đồng coi thi cũng phổ biến thêm một lần nữa về quy chế thi, đồng thời cho giám thị coi thi viết cam kết. “Khi đã thực hiện nghiêm túc như vậy rồi thì việc thí sinh mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi cũng không để làm gì cả”, cô Khuyên nói.

Cô Hà Thị Khuyên (thứ 5 từ trái qua) cùng các giám thị Trường THPT Quan Sơn, Trường THCS-THPT Quan Sơn tại hội đồng thi Trường THPT Lang Chánh.

Cô Hà Thị Khuyên (thứ 5 từ trái qua) cùng các giám thị Trường THPT Quan Sơn, Trường THCS-THPT Quan Sơn tại hội đồng thi Trường THPT Lang Chánh.

Nữ GV Trường THPT Quan Sơn cũng cho rằng, việc cho thí sinh mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi, nếu thiết bị mà thí sinh mang vào có chức năng thu phát, truyền nhận được thông tin thì nguy cơ lộ, lọt đề thi rất cao.

Bên cạnh đó, việc cho phép thí sinh mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi còn gây ảnh hưởng đến quá trình làm bài thi của chính thí sinh đó và những người khác.

“Khi làm bài thi, các thí sinh rất cần sự tập trung để suy nghĩ, đặc biệt là ở kỳ thi có vai trò quan trọng như kỳ thi tốt nghiệp THPT vì sẽ ảnh hưởng đến quyết định tương lai của các bạn. Do đó, nếu thí sinh mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi sẽ ảnh hưởng đến chính thí sinh đó chứ chưa nói đến các bạn thí sinh khác”, cô Khuyên cho hay.

Đồng quan điểm, cô Đặng Thị Hoài Thu, GV môn tiếng Anh, Trường THPT Hàm Rồng (TP Thanh Hóa) cho biết, việc Bộ GD&ĐT bỏ quy định này là phù hợp. Bởi, hiện nay GV tham gia làm công tác coi thi đều thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao, theo đúng quy chế thi.

“Một số trường hợp thí sinh mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi với mục đích thị uy tinh thần đối với cán bộ coi thi. Mặc dù, giám thị coi thi thực hiện nghiêm túc quy chế thi và không có gì khuất tất, song cũng gây ra những bất tiện.

Đó còn chưa kể hành động này của thí sinh còn có nguy cơ khiến các thí sinh khác sao nhãng làm bài, ảnh hưởng đến kết quả thi”, cô Thu chia sẻ.

Không hỗ trợ gì cho thí sinh

Em Ngô Thị Hoài An, lớp 12B6, Trường THPT Hàm Rồng (TP Thanh Hóa) cũng cho rằng, Bộ GD&ĐT bỏ quy chế cho phép thí sinh mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi là rất xác đáng.

Em Ngô Thị Hoài An, lớp 12B6, Trường THPT Hàm Rồng ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023.

Em Ngô Thị Hoài An, lớp 12B6, Trường THPT Hàm Rồng ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023.

“Việc mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi cũng không hỗ trợ được gì cho các thí sinh trong quá trình làm bài thi. Đây cũng không phải là công cụ giúp thí sinh có thể hoàn thành bài thi tốt hơn. Vì vậy, em cho rằng việc bỏ quy định này là hoàn toàn xác đáng”, An bộc bạch.

Theo nữ sinh Trường THPT Hàm Rồng, khi thí sinh được phép mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi cũng không loại trừ trường hợp thí sinh sẽ thực hiện hành vi gian lận trong thi cử, ảnh hưởng đến tính công bằng, minh bạch cho kỳ thi.

“Mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi đã không hỗ trợ gì cho quá trình làm bài, việc thí sinh loay hoay với các thiết bị này sẽ khiến thí sinh ấy mất tập trung. Điều này rõ ràng gây ra tác hại không nhỏ cho thí sinh đó”, An nói.

Hiện tại, Hoài An đang ở giai đoạn tăng tốc để đạt mức điểm cao tại kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ngoài thời gian học trên trường, nữ sinh tranh thủ lúc rảnh ôn luyện đề củng cố kiến thức.

Với những môn không thuộc sở trường như Lịch sử, Hoài An khắc phục bằng cách đọc lại sách giáo khoa, làm các dạng đề và chữa đề để nắm chắc kiến thức cơ bản.

Em Nguyễn Thị Hạnh, lớp 12A1, Trường THPT Quan Sơn (huyện Quan Sơn, Thanh Hóa) cũng bày tỏ đồng ý với quy định mới của Bộ GD&ĐT. Hạnh cho biết, việc thí sinh được phép mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi sẽ làm cho chính thí sinh ấy và các thí sinh khác bị phân tâm khi làm bài.

“Trong phòng thi, thí sinh nào cũng cần không gian yên tĩnh để tập trung suy nghĩ và làm bài. Nếu có thí sinh mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi sẽ ít nhiều khiến các thí sinh khác bị mất tập trung, gây ảnh hưởng đến chất lượng bài thi”, Hạnh chia sẻ.

Trước đó, Bộ GD&ĐT đã công bố sửa đổi quy chế thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 sẽ bỏ quy định cho phép thí sinh mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi.

Cụ thể, điểm m, khoản 4, Điều 14 của Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp THPT nêu rõ: Thí sinh chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính; máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ; Atlat Địa lí Việt Nam đối với môn thi Địa lí.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.