Bộ môn Giải phẫu Học viện Quân y được thành lập cách đây 29 năm. Chặng đường phát triển của Bộ môn gắn với lịch sử hào hùng của dân tộc.
Gắn với liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng đất nước trong hòa bình, 59 năm qua, cán bộ, giảng viên Bộ môn Giải phẫu đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực, chủ động, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao; đào tạo được hàng nghìn thầy thuốc, nghiên cứu nhiều đề tài khoa học có giá trị.
Đến nay, Bộ môn đã phát triển không ngừng, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao trên các lĩnh vực: Đào tạo, nghiên cứu khoa học và xây dựng đơn vị.
Đến nay, Bộ môn đã tham gia huấn luyện một khối lượng lớn cho 926 lớp học gồm: 344 lớp học viên bậc đại học, 582 lớp học viên sau đại học; trực tiếp đào tạo 32 tiến sĩ và 27 thạc sĩ chuyên ngành Giải phẫu học cho quân y và dân y.
Bộ môn đã viết và xuất bản 13 giáo trình, nghiệm thu 2 giáo trình cho bậc đại học và sau đại học. Đặc biệt, nhằm đáp ứng nhiệm vụ, yêu cầu của y học quân sự, công tác nghiên cứu khoa học cũng được Bộ môn đẩy mạnh và tiến hành sôi nổi về các vấn đề: Hình thái huyệt trong châm cứu, atlas nhân trắc học người Việt Nam lứa tuổi lao động, các chỉ số đánh giá vòm bàn chân, thể lực và dung tích sống của thanh niên Việt Nam, xây dựng kích cỡ quân trang…
Nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học được đánh giá cao, Bộ môn đã chủ trì 46 đề tài, trong đó có 17 đề tài cấp Bộ và cấp Nhà nước, có giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn cao, bám sát yêu cầu xây dựng đội ngũ phát triển kỹ thuật, đào tạo sau đại học, góp phần nâng cao khả năng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của bộ đội ở các quân, binh chủng cũng như sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ bộ đội và nhân dân.
Ghi nhận những thành tích đạt được, Bộ môn Giải phẫu đã được Đảng, Nhà nước, Học viện Quân y tặng nhiều phần thưởng cao quý: 1 Huân chương Chiến công hạng Nhì, 1 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba, 19 danh hiệu Đơn vị Quyết thắng…. và năm 2015 này, đã vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Trong những năm 1960, lần đầu tiên Bộ môn đã phẫu tích các dây chằng khớp để làm tiêu bản thực tập cho học sinh. Ngoài ra, Bộ môn còn phẫu tích các đám rối thần kinh thực vật, tiến hành học tập, áp dụng các kỹ thuật làm tiêu bản giải phẫu như kỹ thuật làm xương, làm trắng xương, tách xương sọ, kỹ thuật nhuộm màu tiêu bản đại thể về thần kinh…
Thời gian này, Bộ môn đã nghiên cứu nhiều công trình, như các công trình về đặc điểm hình thái bàn chân của người Việt Nam, bàn chân Giao chỉ ở người Việt Nam, xác ướp từ thời vua Lê, chúa Trịnh và áp dụng kỹ thuật ướp xác này trên động vật thí nghiệm; nghiên cứu và cải tiến kỹ thuật ướp xác và bơm thuốc trong phòng thí nghiệm; nghiên cứu về kích thước đầu mặt của 500 trường hợp thanh niên Việt Nam, phục vụ cho việc sản xuất mặt nạ phòng hóa của Bộ Quốc phòng.
Chú bò hai đầu này được sinh ra ở Virginia, Mỹ. Nó có ba bộ răng, hai hàm dưới và hai lưỡi, nhưng chỉ có một miệng, hai mũi đường khí riêng biệt, và một hốc mắt nhưng lại có hai mắt ở trong đó. Chủ nhân của con bò này là nông dân Kirk Heldreth, sống ở Retreat, Virginia. Con bò hai đầu là kết quả của thụ tinh nhân tạo có chọn lọc, được thiết kế để sản xuất ra loài bò tốt nhất.
Con cá đột biến này nặng 2,5 kg bị bắt ở hồ Athabasca. Hai cậu bé đã giao con cá này cho ông Stuart Macmillan, giám đốc bảo tồn tài nguyên Công viên quốc gia Wood Buffalo.
Cá sấu Xiêm sinh đôi hai đầu được các nhân viên của một trang trại cá sấu ở Thái Lan tìm thấy vào năm 2001.