Bố mẹ không lắng nghe hay con trẻ đang tuổi nổi loạn?

GD&TĐ - Sau bữa ăn tối, tôi nhốt mình trong phòng riêng để bắt đầu làm bài tập thì nghe thấy tiếng chân của mẹ phía cầu thang. 

Bố mẹ không lắng nghe hay con trẻ đang tuổi nổi loạn?

Bà bước vào phòng tôi, khép kín cánh cửa phía sau lưng. Chỉ vừa nhìn thấy tôi, bà nói to như quát: “Con đừng gây rắc rối bằng những ý tưởng điên rồ của con nữa”. Tôi quay lại, đối diện bà, sẵn sàng chuẩn bị tinh thần cho điều tồi tệ nhất. 

“Mẹ không ưa nổi những người bạn mới của con” – bà nói. Giọng điệu ấy khiến tôi muốn bùng cháy. Tôi hét lên: “Sao ạ? Ý mẹ là sao?”. Cả buổi tối, mẹ giải thích dài dòng về những lo lắng của bà. Tôi hoàn toàn im lặng. 

“Con à, mẹ không muốn con đến những quán xá xô bồ. Mẹ từng thấy rất nhiều những đứa trẻ như con ở đó, và mẹ thấy chúng cư xử hỗn với người lớn như thế nào. Mẹ thực sự không muốn con đến những nơi như vậy”. 

Chỉ vừa bình tĩnh trở lại, những lời nói của mẹ khiến đầu óc tôi lại bắt đầu quay cuồng. Tại sao tôi phải nghe tất cả những điều này? Tôi lau hai bàn tay đầm đìa mồ hôi lên chiếc quần jean đang mặc và gắng hết sức để nhìn vào mắt bà: “Mẹ! Tụi nó không phải như vậy. Tụi nó là bạn của con, con không thấy tụi nó hỗn chút nào cả”. 

Dường như mẹ không bận tâm lời nói của tôi, bà buông tiếng thở dài: “Haiz, con đừng nghĩ đến việc mình sẽ trở thành một phần trong cái nhóm thiếu niên xấc xược ấy”. 

Mẹ đứng dậy, tựa lưng vào cửa và có vẻ hài lòng với điều bà vừa nói. Cơn giận dữ bắt đầu sôi sục trong tôi. Mẹ là ai mà luôn áp đặt việc tôi phải chơi với ai? Thậm chí mẹ còn chưa hề nói chuyện với những người bạn của tôi. Bà không hề biết họ là những người bạn tốt, họ hài hước, sáng tạo và rất thông minh. 

Nhưng tôi không thể nói với mẹ điều đó, bởi vì mẹ không bao giờ thực sự lắng nghe. Dẫu vậy, tôi nhận ra mình nhất định phải nói điều gì đó. Tôi hít một hơi trước khi mở miệng: “Con là một phần của họ”. 

Mùa hè cuối cùng ở trường trung học, tôi có thể nhìn lại toàn bộ “cuộc nổi loạn” ở tuổi thiếu niên đã xảy ra với mình. Tôi nghĩ, kể từ đây, mình sẽ có một mối quan hệ tuyệt vời với mẹ, nhưng đột nhiên tôi gặp khó khăn khi phải chịu những lời chỉ trích của bà. 

Tôi bắt đầu cảm thấy rằng mẹ không thể hiểu tôi, và có lẽ bà chưa bao giờ trải qua tuổi trẻ như mình. Tôi chưa bao giờ được nếm vị tự do, trong khi bạn bè của mình đã có thể lái xe máy và được phép đi chơi về khuya. 

Một lần, tôi ghé quán cà phê gần nhà cùng những người bạn mới thú vị. Nhiều người trong số họ nhuộm tóc màu cam, màu xám và hầu hết đều mang theo ván trượt để có thể di chuyển đến mọi nơi họ muốn. Mỗi người có phong cách riêng, nhưng họ đều thân thiện và dễ dàng chấp nhận mọi thứ. Họ là một nhóm bạn mà tôi rất thích. 

Tôi biết mẹ không thích họ, nhưng tôi không phải là kiểu người có thể từ bỏ bạn bè của mình. Bố tôi cũng luôn đổ lỗi cho bạn bè tôi vì điều này. Một lần, khi tôi phàn nàn bố mẹ đang khiến tôi mệt mỏi, bố nói với tôi: “Con sẽ không gặp vấn đề gì nếu con không đi chơi với những đứa trẻ đó”. Tình huống ấy, tôi chỉ biết cười trừ. Mẹ thì ám chỉ loại bạn bè mà tôi đang chơi cùng: “Chẳng ra thể thống gì!”. 

Tôi thấy câu nói này thật khó chấp nhận. Tôi thích sự đa dạng. Nó khiến tôi thấy cuộc sống đáng sống hơn. Trong thế giới thực, tôi sẽ phải gặp mọi kiểu người. Tôi đã từng nhìn vào mắt mẹ và nói: “Mẹ ơi, mẹ không biết sự đa dạng là một dấu hiệu của trí thông minh sao?”.

Sự thật là tôi đã trở thành một người tốt hơn. Nhờ bạn bè, tôi đã có sức mạnh để chống lại áp lực. Họ đã dạy tôi phải là chính mình, cho dù tôi có lạ lùng, kỳ quặc đến đâu. 

Tin tiêu điểm

Máy bay chiến đấu F-16C của Không quân Singapore. (Ảnh: Singapore Airshow 2022)

Tiêm kích F-16 rơi

Thế giới
GD&TĐ - Một chiếc tiêm kích F-16 của Không quân Singapore (RSAF) rơi tại căn cứ không quân Tengah ngay sau khi cất cánh ngày 8/5.

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Khâu trọng yếu

GD&TĐ - Để Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra an toàn, nghiêm túc yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất...