Bộ KH&CN đề xuất dùng robot phục vụ chống Covid-19

Bộ KH&CN đề xuất dùng robot phục vụ chống Covid-19

“Đặc dụng” cho các khu có nguy cơ lây nhiễm

Đề tài nghiên cứu “Chế tạo robot vận chuyển trong các khu vực cách ly có nguy cơ lây nhiễm cao (Vibot-1a)” được Bộ KH&CN giao cho Học viện Kỹ thuật Quân sự, Bộ Quốc phòng thực hiện. Ngày 7/4, tại Hà Nội, Bộ KH&CN đã đánh giá kết quả giai đoạn 1 nghiên cứu, chế tạo robot vận chuyển trong các khu vực cách ly có nguy cơ lây nhiễm cao (Vibot-1a).

Trước đó, nhiệm vụ đặt ra cho các nhà khoa học Học viện Kỹ thuật Quân sự thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, chế tạo hệ thống robot hỗ trợ y tế có các tính năng hiện đại theo mẫu robot TUG của Hãng Aethon, Mỹ. Các robot có thể hoạt động theo nhóm trong khu vực cách ly để thay thế, hỗ trợ nhân viên y tế các công việc phục vụ, chăm sóc các bệnh nhân và người nghi nhiễm. 

PGS.TS. Đại tá Tăng Quốc Nam, chủ nhiệm đề tài cho biết, với sự cần kíp thực hiện nhanh chóng, được giao nhiệm vụ trong 1 tháng phải hoàn thiện. Song các nhà khoa học đã gấp rút trong 2 tuần để hoàn thiện robot mang tên Vibot. Phiên bản 1a đã được chế tạo và có thể thuần thục đảm nhận nhiệm vụ tự động vận chuyển thức ăn, thuốc men, nhu yếu phẩm… từ ngoài vào các buồng bệnh. Vận chuyển rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, đồ giặt... từ buồng bệnh ra khu tập kết và hỗ trợ giao tiếp từ xa giữa nhân viên y tế và bệnh nhân.

Các robot được thiết kế đa chức năng, linh hoạt đáp ứng nhu cầu chuyên biệt của từng khu vực cách ly. Có thể vận chuyển nhiều loại hàng hóa khác nhau với tải trọng lên đến 100 kg. Mọi hoạt động của hệ thống robot được giám sát, điều khiển bởi trung tâm điều hành, tạo điều kiện cho việc mở rộng phạm vi hoạt động của robot hoặc bổ sung số lượng robot vào hệ thống khi cần thiết. Ngoài chức năng vận chuyển, với đường truyền được thiết lập riêng. Từ trung tâm điều hành, các bác sĩ, người thân có thể thăm bệnh, tư vấn, động viên từ xa tới bệnh nhân bằng hình ảnh, âm thanh chất lượng cao.

Thay thế 3 - 5 nhân viên y tế

PGS.TS. Đại tá Tăng Quốc Nam cho biết, qua tính toán sơ bộ, mỗi robot có thể thay thế được 3 - 5 nhân viên y tế. Ngoài việc giảm rủi ro lây nhiễm, việc sử dụng robot còn tạo điều kiện để nhân viên y tế tập trung thời gian, công sức phục vụ, chăm sóc và điều trị bệnh nhân nặng được tốt hơn. Vibot sử dụng kỹ thuật dẫn đường bằng vạch từ và định vị bằng thẻ nhận dạng. Tuy đơn giản nhưng có độ tin cậy cao. Cho phép robot tự di chuyển trong khu vực cách ly để thực hiện các nhiệm vụ.

Vibot-1a có khả năng phát hiện, tránh va chạm vật cản nhờ các cảm biến trang bị ở phía trước và phía sau. Với khối nguồn pin công suất lớn và trạm sạc tự động, Vibot-1a có thể làm việc liên tục 12 giờ và tự động tìm về trạm để sạc khi cạn nguồn. Hiện nay, sản phẩm Vibot-1a đã được lắp đặt, chạy thử nghiệm tại môi trường thực tế và nhận được phản hồi tốt tại Bệnh viện Bắc Thăng Long, Hà Nội (nơi được quy hoạch để cách ly, điều trị các bệnh nhân Covid-19 khi dịch bùng phát).

Sau khi hoàn thành phiên bản Vibot-1a, nhóm nghiên cứu robot của Học viện đang tiếp tục nâng cấp và cải tiến các tính năng để robot có thể hoạt động hoàn toàn tự động và thông minh hơn. Hướng tới mục tiêu chế tạo được Vibot có tính năng hiện đại như robot TUG của hãng Aethon, Mỹ.

Sau khi được đánh giá thành công với tỉ lệ 100%, thành viên hội đồng bỏ phiếu (hội đồng là tổ chuyên gia do Bộ trưởng Bộ KH&CN thành lập), Bộ KH&CN sẽ gửi kiến nghị đến Bộ Y tế xem xét cho phép sử dụng tại các cơ sở cách ly. Ông Đàm Bạch Dương, Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, Bộ KH&CN cho biết, sau khi sản phẩm thành công bước đầu, căn cứ trên nhu cầu thực tế của ngành Y tế, các bên sẽ phối hợp với nhau để sản xuất và bàn giao sản phẩm cho các bệnh viện có nhu cầu. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...